(Luật Tiền Phong) – Không cần xin phép thẩm định, phê duyệt đề án khi thành lập trường cao đẳng nghề có VĐT nước ngoài là một quy định rất mới được công ty Luật Tiền Phong giới thiệu trong bài viết dưới đây:
1. Thủ tục cho phép thành lập trường cao đẳng đào tạo nghề có vốn đầu tư nước ngoài
1.1 Hồ sơ hành lập trường cao đẳng đào tạo nghề có vốn đầu tư nước ngoài gồm:
– Văn bản đề nghị thành lập trường;
– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Đề án thành lập trường có các nội dung: tên gọi, mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, bằng, chứng chỉ sẽ cấp, dự kiến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành; KH xây dựng và phát triển, khả năng đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, giáo viên….
– Văn bản chấp thuận cho thuê đất hoặc giao đất đối với trường phải xây dựng cơ sở vật chất; thoả thuận thuê cơ sở vật chất có sẵn.
– Dự án đầu tư xây dựng;
– Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính.
Trước đây theo quy định cũ, trước khi nộp hồ xin thành lập trường cao đẳng nghề có VĐT nước ngoài, đơn vị phải xin phép thẩm định, phê duyệt đề án, kể từ năm 2018, quy định này đã bị bãi bỏ.
2.2 Trình tự thực hiện việc xin GP thành lập trường cao đẳng đào tạo nghề có vốn đầu tư nước ngoài
Nộp hồ sơ: tại Bộ Lao động thương binh và Xã hội.
Bộ Lao động thương binh và Xã hội gửi hồ sơ xin ý kiến các cơ quan đơn vị liên quan. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ LĐTBXH sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do; nếu hợp lệ, Bộ LĐTBXH sẽ cấp quyết định cho phép thành lập.
Thời gian giải quyết: 45 ngày làm việc.
2. Về việc xin cấp Giấy chứng nhận hoạt động liên kết đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đào tạo đại học.
2.1 Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoạt động liên kết đào tạo
– Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết cùng ký.
– Báo cáo thực trạng về các điều kiện bảo đảm hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết xây dựng, trong đó nêu rõ:
+ Mục tiêu của chương trình liên kết đào tạo;
+ Chuyên ngành, nghề và trình độ đào tạo;
+ Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị;
+ Chương trình và giáo trình giảng dạy;
+ Danh sách giáo viên, giảng viên dự kiến (kèm theo giấy tờ chứng minh nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy của nhà giáo);
+ Đối tượng và tiêu chí tuyển sinh;
+ Quy mô đào tạo;
+ Hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; bằng, chứng chỉ sẽ được cấp, tính tương đương của bằng nước ngoài đối với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam;
+ Biện pháp bảo đảm chất lượng và quản lý rủi ro;
+ Bộ phận phụ trách chương trình liên kết (kèm theo lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tham gia quản lý chương trình);
+ Mức học phí, hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nếu có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, người học.
– Thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết.
– Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc các tài liệu tương đương khác của các bên liên kết.
– Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết.
– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo nước ngoài hoặc của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.
2.2 Nộp và kiểm tra hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoạt động liên kết đào tạo
Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan thẩm quyền sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu xét không hợp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho các bên liên kết để sửa đổi bổ sung hồ sơ.
2.3 Công tác thẩm định việc xin cấp Giấy chứng nhận hoạt động liên kết đào tạo
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành thẩm định khả năng trên thực tế trong 30 ngày, nếu đủ điều kiện cấp thì sẽ trình hồ sơ lên người có thẩm quyền ra quyết định.
Trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận báo cáo của cơ quan thẩm định, các cấp có thẩm quyền phải có ý kiến trả lời. Nếu không đủ điều kiện cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Tổng thời gian giải quyết: không quá 40 ngày làm việc.
3. Thủ tục mở phân hiệu của trường cao đẳng nghề
3.1 Hồ sơ mở phân hiệu của trường cao đẳng nghề gồm có:
– Văn bản đề nghị mở phân hiệu của trường;
– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư gắn với việc mở phân hiệu;
– Bản sao chứng thực giấy tờ kiểm định chất lượng hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài;
– Đề án chi tiết;
– Văn bản chấp thuận giao đất hoặc thuê đất/hợp đồng thuê cơ sở vật chất;
– Dự án đầu tư;
– Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính.
3.2 Trình tự thực hiện việc xin giấy phép mở phân hiệu của trường cao đẳng nghề:
Nộp hồ sơ và Bộ Lao động thương binh và Xã hội xin ý kiến các cơ quan, đơn vị về hồ sơ trong 5 ngày nếu hồ sơ hợp lệ, nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ sẽ có thông báo bằng văn bản để sửa đổi và bổ sung hồ sơ.
Luật Tiền Phong chuyên cung cấp dịch vụ xin giấy phép lĩnh vực đào tạo, chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính nêu trên với chi phí hợp lý.
Mọi thông tin trao đổi chuyên môn xin liên hệ 0916 162 618/0976 714 386 hoặc email: contact@luattienphong.vn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Tư vấn và hỗ trợ trọn gói xin giấy phép thành lập trường mầm non tư thục
>>> Tư vấn về điều kiện mở trung tâm dạy thêm ngoài nhà trường
====================
BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG
Hotline: 0916 162 618/0976 714 386
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.