(Luật Tiền Phong) – Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống hiện đại, đối với những thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh thì những trường mầm non tư thục được đầu tư thành lập ngày càng nhiều. Vậy để một trường mầm non tư thục được đi vào hoạt động trên thực tế theo đúng quy định của pháp luật thì nhà đầu tư cần phải thực hiện những thủ tục gì? Với tư cách là đơn vị tư vấn và cung ứng các dịch vụ pháp lý cũng như đã thực hiện thành công cho rất nhiều khách hàng thực hiện thành công thủ tục này, trong bài viết lần này của mình chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn về thủ tục thành lập trường mầm non tư thục mới nhất hiện nay. Mời các bạn đón đọc.
Để một trường mầm non tư thục được phép hoạt động trên thực tế theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ đầu tư cần thực hiện những thủ tục sau:
- Thứ nhất, xin Quyết định thành lập Trường mầm non của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm trường mầm non;
- Thứ hai, xin Quyết định công nhận Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng đối với Trường mầm non;
- Thứ ba, xin Quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường mầm non tư thục tại Phòng giáo dục và Đào tạo cấp huyện nơi đặt địa điểm trường mầm non.
Cụ thể các công việc sẽ được thực hiện như sau:
I. Xin Quyết định thành lập trường mầm non
1. Điều kiện thành lập trường mầm non
Để đủ điều kiện xin Quyết định thành lập trường mầm non chủ đầu tư cần đáp ứng các yêu cầu sau theo quy định của pháp luật hiện hành:
– Điều kiện về trụ sở xây dựng trường mầm non:
- Theo quy định của pháp luật đối với trụ sở xây dựng trường mầm non phải Có văn bản về chủ trương giao đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng nhà trường, nhà trẻ với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu 5 (năm) năm. Để chứng minh về thời hạn của trụ sở các bạn phải chuẩn bị tài liệu đầy đủ và hợp lệ theo quy định.
– Điều kiện về nhân sự:
- Đối với nhân sự của trường mầm non trong giai đoạn xin Quyết định thành lập các bạn cần đáp ứng. Trường mầm non phải có Hiệu trưởng, đối với Phó Hiệu trưởng, nếu trong giai đoạn thành lập trường chưa thể có Phó Hiệu trưởng thì có thể bổ sung tại giai đoạn sau.
- Đối với giáo viên trong trường cần đáp ứng về số lượng cụ thể: đối với lớp nhà trẻ mỗi lớp tối thiểu phải có 2,5 giáo viên/ lớp, đối với lớp mẫu giáo phải có 2,2 giáo viên/ lớp. Về mặt chuyên môn giáo viên cần đáp ứng có bằng tốt nghiệp từ Trung cấp chuyên nghiệp trở lên chuyên ngành giáo dục mầm non.
– Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Để đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập, sinh hoạt của trẻ tại trường cũng như phục vụ cho hoạt động chung của trường, trường mầm non cần đảm bảo có đầy đủ các khối phòng như sau:
- Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được xây dựng tương ứng với số nhóm, lớp theo các độ tuổi của trường, đảm bảo mỗi nhóm, lớp có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em riêng. Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em gồm:– Phòng sinh hoạt chung;– Phòng ngủ;– Phòng vệ sinh;– Hiên chơi.
- Khối phòng phục vụ học tập: đối với khối phòng này cần có phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;
- Khối phòng tổ chức ăn: khu vực nhà bếp và kho;
- Khối phòng hành chính quản trị gồm:– Văn phòng trường;– Phòng hiệu trưởng;– Phòng phó hiệu trưởng;– Phòng hành chính quản trị;– Phòng Y tế;– Phòng bảo vệ;– Phòng dành cho nhân viên;
– Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;
– Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên.
- Sân vườn gồm: sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi – cây xanh. Đối với khu vực này của những trường mầm non bên trong khu chung cư thì việc sắp xếp sân chơi – cây xanh là rất khó vậy nên để phù hợp theo quy định thì trường mầm non sẽ sắp xếp cho trẻ một khu vui chơi liên hoàn trong khu vực trường để đảm bảo trẻ vẫn có khu vui chơi.
– Điều kiện về Phòng cháy chữa cháy: Để đảm bảo điều kiện về Phòng cháy chữa cháy, trường mầm non cần phải có:
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần có: Bình khí phòng cháy chữa cháy được đặt ở những nơi an toàn và dễ nhìn thấy nhất, Bộ tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy, hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc,…
- Về mặt hồ sơ đảm bảo đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy nhà trường cần có: Tùy từng quy mô của trường mầm non mà hồ sơ đảm bảo đủ điều kiện cũng khác nhau, cụ thể: Biên bản kiểm tra đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy; Biên bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy và Biên bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan công an có thẩm quyền. Ngoài ra tại trường mầm non cần phải có bộ hồ sơ lưu để theo dõi và kiểm soát công tác phòng cháy chữa cháy đó là: Phương án phòng cháy chữa cháy và bộ hồ sơ quản lý phòng cháy chữa cháy. Đối với đội quản lý phòng cháy chữa cháy mà nhà trường thành lập cần phải được đi tập huấn kiến thức phòng cháy chữa cháy và phải được cấp Chứng chỉ huấn luyện kiến thức chuyên môn của cơ quan công an có thẩm quyền. Các bạn quan tâm có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi tư vấn về điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với trường mầm non để có được những thông tin chi tiết.
2. Hồ sơ xin Quyết định thành lập trường mầm non
Để thực hiện thủ tục xin Quyết định thành lập trường mầm non, các bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:
- Tờ trình đề nghị thành lập trường mầm non, trong đó cần nêu rõ sự cần thiết của việc thành lập trường; tên trường; địa điểm dự kiến làm trụ sở của trường;
- Đề án thành lập trường mầm non tư thục với các nội dung:
– Xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn; mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; tổ chức bộ máy hoạt động đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; các nguồn lực và tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển trường trong từng giai đoạn.
– Dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 3 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn;
- Hồ sơ chứng minh địa điểm dùng làm trụ sở của trường với thời hạn tối thiểu 05 năm:
– Đối với những trường hợp thuộc quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ sẽ là: văn bản về chủ trương giao đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng trường;
– Đối với những trường hợp không thuộc quyết định chủ trương đầu tư và nhà đầu tư chuẩn bị về địa điểm hồ sơ sẽ là: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu là đất của nhà đầu tư; Hợp đồng thuê địa điểm và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ sử dụng đất hợp pháp nếu trường hợp nhà đầu tư thuê đất.
- Hồ sơ nhân sự cần chuẩn bị:
– CMND, Sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực);
– Giấy khai sinh;
– Bằng tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục mầm non (từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên);
– Văn bản xác nhận quá trình công tác của Hiệu trưởng (tối thiểu 05 năm) và Phó Hiệu trưởng (tối thiểu 03 năm) tại các cơ sở giáo dục mầm non trước đây đã làm việc;
– Bằng cấp chuyên môn đối với những nhân viên khác như: nhân viên hành chính, kế toán, nhân viên văn phòng, nhân viên y tế, nhân viên cấp dưỡng…;
– Giấy xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhân viên cấp dưỡng;
– Chứng chỉ quản lý nghiệp vụ giáo dục (áp dụng đối với Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng trường);
– Giấy khám sức khỏe hợp lệ (còn thời hạn trong vòng 06 tháng kể từ ngày cấp tính đến thời điểm nộp hồ sơ);
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi có hộ khẩu thường trú;
– Hợp đồng lao động với nhà đầu tư (nếu trong trường hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp).
- Hồ sơ chứng minh về năng lực tài chính đầu tư thành lập trường:
– Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tại ngân hàng mà nhà đầu tư đang có số tài khoản;
– Biên bản họp và Quyết định về việc dùng toàn bộ số dư tài khoản ngân hàng để đầu tư thành lập trường;
– Phương án huy động vốn của nhà đầu tư để đảm bảo trong quá trình hoạt động của nhà trường của những năm tiếp theo;
- Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trường;
- Dự thảo quy chế chi tiêu nội bộ;
- Chương trình giáo dục mầm non và những tài liệu khác phục vụ cho quá trình giáo dục và nuôi dạy trẻ;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường;
- Hợp đồng cung ứng thực phẩm sạch và hồ sơ chứng minh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở cung ứng thực phẩm;
- Hợp đồng liên kết với Trung tâm tiếng anh và giấy phép hoạt động của Trung tâm tiếng anh (nếu trong trường hợp trường có liên kết dạy tiếng anh cho trẻ trong quá trình học tập;
- Hợp đồng cung ứng phần mềm quản lý dinh dưỡng của trường với bên cung ứng phần mềm để quản lý dinh dưỡng cho trẻ;
- Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng trường hoặc thiết kế các công trình kiến trúc khác, bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
3. Trình tự thủ tục xin Quyết định thành lập trường mầm non
Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật mà chúng tôi đã tư vấn như trên các bạn sẽ thực hiện thủ tục xin Quyết định thành lập trường mầm non cụ thể như sau:
- Nộp hồ sơ xin Quyết định thành lập trường mầm non tại Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện nơi đặt địa điểm trụ sở trường mầm non, thường thường đối với bộ hồ sơ này các bạn sẽ tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp, nếu trường hợp bạn là nhân viên của công ty đi nộp hồ sơ thì phải có giấy giới thiệu của công ty;
- Sau khi chuyên viên kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của bộ hồ sơ chuyên viên sẽ gửi cho bạn giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;
- Hồ sơ của bạn sẽ được gửi đến cán bộ chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện để được kiểm tra về mặt chuyên môn;
- Trước khi được cấp Quyết định thành lập, Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ là cơ quan chủ trì sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan như: Công an Phòng cháy chữa cháy, Đại diện lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Đại diện lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp phường trên địa bàn đặt địa điểm trường mầm non, Đại diện phòng quản lý đô thị sẽ tiến hành thẩm định trực tiếp cơ sở trường mầm non của bạn để kiểm tra tất cả các điều kiện và đối chiếu giữa thực tế và bộ hồ sơ;
- Tại buổi thẩm định các bạn nên chú ý vệ sinh sạch sẽ tất cả các khu vực của trường, sắp xếp và chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị của từng khối phòng theo quy định của pháp luật và chú ý chưa được phép tổ chức nuôi dạy trẻ khi chưa được cấp Quyết định thành lập;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ và có Biên bản kiểm tra đủ điều kiện của buổi thẩm định trực tiếp các bạn sẽ được Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp Quyết định thành lập trường mầm non.
II. Xin Quyết định công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng
Sau khi đã xin được Quyết định thành lập trường mầm non của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, công việc tiếp theo các bạn cần làm là xin Quyết định công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng cho trường mầm non.
Để trường mầm non đi vào hoạt động được trên thực tế thì trong bộ máy quản lý không thể thiếu được Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng. Nếu như ở bước xin Quyết định thành lập trường bạn chưa có Phó Hiệu trưởng thì ở giai đoạn này trường bắt buộc phải có.
Để được công nhận là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường mầm non cần đáp ứng các điều kiện về mặt chuyên môn như sau:
- Có Bằng tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục mầm non (từ Trung cấp chuyên nghiệp trở lên);
- Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục;
- Có thời gian công tác là 05 năm trở lên (đối với Hiệu trưởng) và 03 năm trở lên (đối với Phó Hiệu trưởng) và có Văn bản xác nhận đối với nội dung này. Đối với những trường mầm non tư thục thường thường Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng thường con rất trẻ và chưa thể đủ thời gian công tác. Về trường hợp này thì tùy vào ý kiến chuyên môn của từng Phòng giáo dục mà các bạn Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng của các bạn vẫn sẽ được công nhận nhưng chắc chắn rằng các bạn sẽ có thời gian thử thách để có thể hoàn thiện hơn về mặt chuyên môn cũng như trình độ quản lý.
Để thực hiện thủ tục công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:
- Tờ trình đề nghị công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng;
- Đề án thành lập trường;
- Biên bản họp và Quyết định của chủ đầu tư về việc lựa chọn Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng của trường;
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường;
- Hồ sơ của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng:
– CMND, Sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực);
– Giấy khai sinh;
– Bằng tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục mầm non (từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên);
– Văn bản xác nhận quá trình công tác của Hiệu trưởng (tối thiểu 05 năm) và Phó Hiệu trưởng (tối thiểu 03 năm) tại các cơ sở giáo dục mầm non trước đây đã làm việc;
– Chứng chỉ quản lý nghiệp vụ giáo dục;
– Giấy khám sức khỏe hợp lệ (còn thời hạn trong vòng 06 tháng kể từ ngày cấp tính đến thời điểm nộp hồ sơ);
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi có hộ khẩu thường trú;
– Hợp đồng lao động với nhà đầu tư (nếu trong trường hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp).
Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ mà chúng tôi tư vấn đã tư vấn như trên các bạn sẽ thực hiện thủ tục công nhận Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng như sau:
- Nộp hồ sơ công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng tại bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thông thường bộ hồ sơ này các bạn sẽ nộp trực tiếp và nhớ mang theo giấy giới thiệu của công ty khi thực hiện thủ tục;
- Sau khi kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ chuyên viên sẽ trả các bạn giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Bộ hồ sơ của các bạn sẽ được chuyển sang cho cơ quan chuyên môn là Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ ra Quyết định công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng cho trường mầm non của bạn.
III. Xin Quyết định cho phép hoạt động giáo dục trường mầm non
Xin Quyết định cho phép hoạt động giáo dục trường mầm non là công việc cuối cùng mà các bạn cần thực hiện để đảm bảo trường mầm non hoạt động hợp pháp trên thực tế, cụ thể để xin được Quyết định cho phép hoạt động giáo dục trường mầm non các bạn cần đáp ứng các điều kiện:
1. Điều kiện cho phép hoạt động giáo dục trường mầm non
- Có quyết định thành lập thành lập trường của Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
- Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
- Có Chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường hợp nếu như trường có áp dụng phương pháp giáo dục mới từ nước ngoài về ví dụ như: Phương pháp Montessori của Hàn Quốc và Mỹ thì trong chương trình giáo dục mầm non phải thuyết minh đầy đủ về nội dung cũng như việc áp dụng trên thực tế trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ
- Ngoài ra những điều kiện khác về đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị; địa điểm xây dựng trường; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường; nguồn lực tài chính chủ đầu tư cần đáp ứng điều kiện tương tự như điều kiện xin Quyết định thành lập trường, các bạn có thể tham khảo nội dung này ở mục I.
2. Hồ sơ xin Quyết định cho phép hoạt động giáo dục
Để thực hiện thủ tục xin Quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường mầm non, các bạn cũng cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:
- Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục đối với trường mầm non;
- Bản sao chứng thực Quyết định thành lập trường;
- Báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Đề án đầu tư thành lập trường. Báo cáo cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện: các điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tài chính;
- Danh sách đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường;
- Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Trưởng các phòng, ban, tổ chuyên môn;
- Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
- Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị;
- Hồ sơ chứng minh địa điểm dùng làm trụ sở của trường với thời hạn tối thiểu 05 năm:
– Đối với những trường hợp thuộc quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ sẽ là: văn bản về chủ trương giao đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng trường;
– Đối với những trường hợp không thuộc quyết định chủ trương đầu tư và nhà đầu tư chuẩn bị về địa điểm hồ sơ sẽ là: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu là đất của nhà đầu tư; Hợp đồng thuê địa điểm và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ sử dụng đất hợp pháp nếu trường hợp nhà đầu tư thuê đất.
- Hồ sơ nhân sự cần chuẩn bị:
– CMND, Sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực);
– Giấy khai sinh;
– Bằng tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục mầm non (từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên);
– Văn bản xác nhận quá trình công tác của Hiệu trưởng (tối thiểu 05 năm) và Phó Hiệu trưởng (tối thiểu 03 năm) tại các cơ sở giáo dục mầm non trước đây đã làm việc;
– Bằng cấp chuyên môn đối với những nhân viên khác như: nhân viên hành chính, kế toán, nhân viên văn phòng, nhân viên y tế, nhân viên cấp dưỡng…;
– Giấy xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhân viên cấp dưỡng;
– Chứng chỉ quản lý nghiệp vụ giáo dục (áp dụng đối với Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng trường);
– Giấy khám sức khỏe hợp lệ (còn thời hạn trong vòng 06 tháng kể từ ngày cấp tính đến thời điểm nộp hồ sơ);
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi có hộ khẩu thường trú;
– Hợp đồng lao động với nhà đầu tư (nếu trong trường hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp).
- Hồ sơ chứng minh về năng lực tài chính đầu tư trong quá trình hoạt động của nhà trường:
– Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tại ngân hàng mà nhà đầu tư đang có số tài khoản;
– Biên bản họp và Quyết định về việc dùng toàn bộ số dư tài khoản ngân hàng để đầu tư thành lập trường;
– Phương án huy động vốn của nhà đầu tư để đảm bảo trong quá trình hoạt động của nhà trường trong 05 năm tới và những năm tiếp theo;
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường;
- Quy chế chi tiêu nội bộ;
- Giáo án, giáo trình của giáo viên trong quá trình nuôi dạy trẻ; sổ theo dõi dinh dưỡng, sổ theo dõi trẻ đến lớp và những hồ sơ quản lý khác của từng lớp;
- Sở theo dõi của nhân viên cấp dưỡng, thực phẩm đầu vào, thực đơn hàng ngày, lưu mẫu thức ăn…;
- Hợp đồng cung ứng thực phẩm sạch và hồ sơ chứng minh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở cung ứng thực phẩm;
- Hợp đồng liên kết với Trung tâm tiếng anh và giấy phép hoạt động của Trung tâm tiếng anh (nếu trong trường hợp trường có liên kết dạy tiếng anh cho trẻ trong quá trình học tập;
- Hợp đồng cung ứng phần mềm quản lý dinh dưỡng của trường với bên cung ứng phần mềm để quản lý dinh dưỡng cho trẻ;
3. Trình tự thủ tục cấp Quyết định cho phép hoạt động giáo dục trường mầm non
Tương tự như thủ tục xin Quyết định thành lập trường mầm non, để được cấp Quyết định cho phép hoạt động giáo dục chúng ta cần thực hiện thủ tục như sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm trụ sở trường mầm non nếu trường hợp bạn là nhân viên của công ty đi nộp hồ sơ thì phải có giấy giới thiệu của công ty;
- Sau khi chuyên viên kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của bộ hồ sơ chuyên viên sẽ gửi cho bạn giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;
- Hồ sơ của bạn sẽ được gửi đến cán bộ chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện để được kiểm tra về mặt chuyên môn;
- Trước khi được cấp Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ là cơ quan chủ trì sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan như: Công an Phòng cháy chữa cháy, Đại diện lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Đại diện lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp phường trên địa bàn đặt địa điểm trường mầm non, Đại diện phòng quản lý đô thị sẽ tiến hành thẩm định trực tiếp cơ sở trường mầm non của bạn để kiểm tra tất cả các điều kiện và đối chiếu giữa thực tế và bộ hồ sơ;
- Tại buổi thẩm định các bạn nên chú ý vệ sinh sạch sẽ tất cả các khu vực của trường, sắp xếp và chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị của từng khối phòng theo quy định của pháp luật. Tại thời điểm này trường bạn đã đi vào hoạt động, việc sinh hoạt và giáo dục trẻ vẫn diễn ra như bình thường nhưng vẫn nên giữ trật tự cũng như nề nếp;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ và có Biên bản kiểm tra đủ điều kiện của buổi thẩm định trực tiếp các bạn sẽ được Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp Quyết định thành lập trường mầm non.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Những điều cần lưu ý khi thành lập trường mầm non;
>>> Tư vấn điều kiện về Phòng cháy chữa cháy đối với trường mầm non;
Trên đây là tất cả các nội dung mà chúng tôi tư vấn cho các bạn về thủ tục thành lập trường mầm non chi tiết, cụ thể và mới nhất hiện nay, nếu các bạn còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc hay có nhu cầu muốn được Luật Tiền Phong hỗ trợ thực hiện hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386 để được các Luật sư và chuyên viên của chúng tôi tư vấn chi tiết.
=============================
CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG
Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Chuyên viên Phòng Giấy phép con, có 03 năm kinh nghiệm, được khách hàng đánh giá là cẩn thận, chuẩn mực và tận tâm.