Tìm hiểu về đào tạo nghề trình độ sơ cấp

(Luật Tiền Phong) – Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Giáo dục nghề nghiệp, với vai trò cung cấp kiến thức và kỹ năng thực hành cho người lao động, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các doanh nghiệp. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc định hướng phát triển nguồn nhân lực, Luật Tiền Phong xin giới thiệu đến quý độc giả loại hình đào tạo nghề đang nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay: Đào tạo nghề trình độ sơ cấp qua bài viết dưới đây.

1. Thế nào là đào tạo nghề trình độ sơ cấp:

Tìm hiểu về đào tạo nghề trình độ sơ cấp
Tìm hiểu về đào tạo nghề trình độ sơ cấp

Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề trình độ sơ cấp được thiết kế để trang bị cho người học năng lực thực hiện các công việc đơn giản của một nghề. Loại hình đào tạo này chú trọng vào tính thực tiễn và khả năng ứng dụng, giúp người học nhanh chóng nắm bắt được những kỹ năng cần thiết để bước đầu tham gia vào thị trường lao động.

Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp là từ 3 tháng đến dưới 1 năm, nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu 300 giờ học thực tế. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của đào tạo nghề trình độ sơ cấp. Khóa học được thiết kế ngắn gọn, linh hoạt, phù hợp với những người muốn nhanh chóng trang bị kỹ năng và bắt đầu làm việc. Tuy nhiên, dù thời gian đào tạo ngắn, chương trình vẫn đảm bảo thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ, đảm bảo người học được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực hành cần thiết.

Để tham gia khóa đào tạo sơ cấp, người học cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 15 Văn bản hợp nhất số 5830/VBHN-BLĐTBXH, cụ thể:

  • Người từ đủ 15 tuổi trở lên;
  • Có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học;
  • Đối với một số ngành nghề đặc thù thuộc danh mục do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ban hành (sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), người học có thể dưới 15 tuổi.

2. Khối lượng học tập đối với trình độ sơ cấp:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4, Văn bản hợp nhất số 5830/VBHN-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp được chia thành 3 bậc với các yêu cầu sau:

  • Bậc 1 – Sơ cấp I: Yêu cầu tối thiểu là 5 tín chỉ, với số mô – đun đào tạo tối thiểu là 3 mô – đun và thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ chuẩn đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
  • Bậc 2 – Sơ cấp II: Yêu cầu tối thiểu là 15 tín chỉ, với số mô – đun đào tạo tối thiểu là 9 mô – đun. Thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ và người học cũng cần trình độ học vấn phù hợp.
  • Bậc 3 – Sơ cấp III: Yêu cầu tối thiểu là 25 tín chỉ, với số mô – đun đào tạo tối thiểu là 15 mô – đun. Tương tự như hai bậc trên, thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ và người học cần có trình độ học vấn phù hợp.

Như vậy, cả 3 bậc đào tạo sơ cấp đều có yêu cầu số giờ thực học tối thiểu 300 giờ. Điểm khác biệt nằm ở số tín chỉ và mô-đun đào tạo sẽ tăng dần theo từng bậc.

Ngoài ra, khi xây dựng chương trình đào tạo, các trung tâm giáo dục còn cần lưu ý quy định tại khoản 2 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 5830/VBHN-BLĐTBXH, quy định về khối lượng học tập lý thuyết và thực hành tùy vào từng ngành, nghề đào tạo. Tuy nhiên tất cả đều phải đảm bản theo tỉ lệ:

  • Lý thuyết chiếm tối đa 25%;
  • Thực hành chiếm tối thiểu 75%.

Khối lượng học tập lý thuyết và thực hành được quy định như trên nhằm mục đích tập trung quá trình đào tạo vào thực hành. Điều này giúp người học tối đa hóa thời gian tiếp xúc với nghề, nhanh chóng nắm bắt kỹ năng thực tế và áp dụng vào công việc. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, người học sẽ có hiểu biết và kiến thức cơ bản về nghề, đồng thời sở hữu kỹ năng chuyên môn để có thể xử lý công việc.

3. Dịch vụ của Luật Tiền Phong:

Đào tạo nghề trình độ sơ cấp nổi lên như một giải pháp tối ưu cho cả người lao động và doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay. Với thời gian đào tạo linh hoạt, tập trung vào thực hành, loại hình đào tạo này giúp người học nhanh chóng nắm bắt kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.

Tuy nhiên, việc tổ chức đào tạo nghề và xin cấp giấy phép đào tạo, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững các quy định pháp lý liên quan. Để đảm bảo quy trình xin cấp phép diễn ra thuận lợi, đúng quy định, doanh nghiệp có thể tham khảo dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý của Luật Tiền Phong.

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm, Luật Tiền Phong cam kết mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín, đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình xin cấp phép đào tạo nghề trình độ sơ cấp.

Dịch vụ xin giấy phép đào tạo nghề trình độ sơ cấp của Luật Tiền Phong bao gồm:

  • Tư vấn chi tiết về điều kiện, hồ sơ và quy trình xin cấp phép.
  • Soạn thảo hồ sơ pháp lý đầy đủ, chính xác.
  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Hỗ trợ, giải đáp thắc mắc trong suốt quá trình thực hiện.

Liên hệ ngay với Luật Tiền Phong để được tư vấn và hỗ trợ!

===================

Công ty Luật TNHH Tiền Phong.

Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 091 6162 618/097 8972 587.

Email: Contact@luattienphong.vn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *