Tư vấn thủ tục thành lập phòng chẩn trị y học cổ truyền

(Luật Tiền Phong– Trong thời gian qua, Luật Tiền Phong đã tư vấn thủ tục thành lập phòng chẩn trị y học cổ truyền thành công cho rất nhiều phòng khám. Để bạn đọc có thể hiểu chi tiết hơn về các nội dung liên quan đến thủ tục này như: điều kiện thành lập, hồ sơ cần chuẩn bị, trình tự thực hiện, thời gian giải quyết cũng như các khoản phí phải nộp cho nhà nước chúng tôi xin biên tập thành bài tư vấn ngắn gọn dưới đây để các bạn tham khảo.

Thủ tục thành lập phòng chẩn trị y học cổ truyền
Thủ tục thành lập phòng chẩn trị y học cổ truyền

Sau đây, Luật Tiền Phong xin được cung cấp cho các bạn những thông tin về thủ tục thành lập phòng chẩn trị y học cổ truyền về điều kiện cấp giấy phép hoạt động, cơ quan có thẩm quyền cũng như về hồ sơ xin cấp giấy phép lần lượt như sau:

Thứ nhất, về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền

1. Cơ sở vật chất:

a) Đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Nghị định này : “Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh.”

b) Phòng chẩn trị có diện tích ít nhất là 10 m2 và có nơi đón tiếp người bệnh.

c) Tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng chẩn trị y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

– Trường hợp có châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có buồng hoặc bố trí nơi kê giường châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt có diện tích ít nhất là 05 m2 một giường bệnh;

– Trường hợp có xông hơi thuốc thì phải có buồng xông hơi có diện tích ít nhất là 02 m2 và phải kín nhưng đủ ánh sáng.

d) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ (nếu sử dụng các thiết bị bức xạ), xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

đ) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

2. Thiết bị y tế:

a) Nếu thực hiện việc khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc:

– Có tủ thuốc, các vị thuốc được đựng trong ô kéo hoặc trong chai lọ thủy tinh hoặc nhựa trắng có nắp và ghi rõ tên vị thuốc ở bên ngoài;

– Có cân thuốc và phân chia các vị thuốc theo thang, giấy gói thuốc (không dùng giấy báo, giấy có chữ).

b) Trường hợp thực hiện việc châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt phải có ít nhất các thiết bị sau:

– Có giường châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;

– Có đủ dụng cụ để châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;

– Có đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vượng châm.

c) Trường hợp có xông hơi thuốc: Phải có hệ thống tạo hơi thuốc, van điều chỉnh, có bảng hướng dẫn xông hơi và hệ thống chuông báo trong trường hợp khẩn cấp.

3. Nhân sự:

a) Người làm việc tại cơ sở nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng chẩn trị y học cổ truyền phải là bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc là người có giấy chứng nhận là lương y do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền và phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.

– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;

– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 48 tháng đối với y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;

– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 36 tháng đối với lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;

– Là người hành nghề cơ hữu tại phòng chẩn trị y học cổ truyền

Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền cấp: Giám đốc Sở Y Tế

Thứ ba, hồ sơ đăng ký thành lập phòng chẩn trị y học cổ truyền

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự;

– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;

– Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này

Thứ tư, thời gian giải quyết : 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Các bạn thân mến, trên đây là những chia sẻ của Luật Tiền Phong về các quy định mới nhất của Pháp Luật liên quan đến thủ tục thành lập phòng chẩn trị y học cổ truyền. Nếu các bạn muốn được chúng tôi hỗ trợ trọn gói thủ tục xin cấp giấy phép này vui lòng liên hệ với  Luật sư để được hỗ trợ dịch vụ .

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

>>>>>>> Điều kiện để cấp phép phòng khám chuyên khoa

>>>>>>> Tư vấn hỗ trợ trọn gói xin giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa

 

================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 0916 162 618/ 0976 714 386

Email: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ:Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *