Tư vấn xin Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp

Luật Tiền Phong – Trong thời gian vừa qua, Luật Tiền Phong đã nhận được nhiều thắc mắc của các cá nhân, tổ chức về thủ tục xin Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp. Sau khi tổng hợp và nghiên cứu, Luật Tiền Phong sẽ giải đáp các thắc mắc thường gặp trong thủ tục trên trong bài viết sau đây.

Có thể bạn quan tâm: 

Tư vấn thủ tục nhập khẩu giống cây trồng

Mẫu tờ khai kỹ thuật nhập khẩu giống cây trồng

Tư vấn thủ tục xin Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp
Tư vấn xin Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp
Tư vấn thủ tục xin Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp</span>[/caption]

  1. 1. Trường hợp giống cây trồng phải xin Giấy phép nhập khẩu

Các giống cây trồng nông nghiệp thuộc trường hợp pháp luật quy định thì mới phải xin Giấy phép nhập khẩu.

– Theo Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 187/2013/NĐ-CP thì các giống cây trồng nông nghiệp đã có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam hoặc đã có văn bản công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới do Cục Trồng trọt cấp thì không phải xin Giấy phép khi nhập khẩu.

– Các giống cây trồng không thuộc trường hợp nêu trên thì phải xin Giấy phép nhập khẩu tại Cục trồng trọt.

  1. 2. Hồ sơ xin cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp

Cá nhân, tổ chức nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp phải lập 01 bộ hồ sơ. Thành phần cơ bản gồm có:

– Đơn đăng ký nhập khẩu (theo mẫu);

– Tờ khai kỹ thuật (theo mẫu);

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương (đối với tổ chức); chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ nhân thân khác (đối với cá nhân);

Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định, người nộp hồ sơ phải bổ sung thêm các giấy tờ liên quan, cụ thể:

Trường hợp nhập khẩu với mục đích nghiên cứu, hợp tác quốc tế: Bổ sung Thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài (bản sao) và bản dịch sang tiếng nước ngoài (có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký nhập khẩu);

Trường hợp nhập khẩu với mục đích giới thiệu tại hội chợ, triển lãm: Bổ sung Giấy xác nhận hoặc giấy mời tham gia hội trợ, triển lã tại Việt Nam;

Trường hợp nhập khẩu với mục đích làm quà tặng: Bổ sung Giấy xác nhận giữa hai bên bằng tiếng nước ngoài (bản sao) và bản dịch sang tiếng nước ngoài (có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký nhập khẩu);

Trường hợp nhập khẩu với mục đích thực hiện các chương trình, dự án đầu tư: Bổ sung Văn bản phê duyệt hoặc chấp nhận chương trình, dự án đầu tư (bản sao chứng thực); Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương nếu nhập khẩu với mục đích phục vụ dự án xây dựng đường giao thông.

Cần lưu ý là với trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm, sản xuất thử từ lần thứ 02 trở đi, cá nhân, tổ chức nhập khẩu chỉ cần nộp Đơn đăng ký nhập khẩu và Báo cáo kết quả nhập khẩu, khảo nghiệm, sản xuất thử lần nhập trước.

  1. 3. Hình thức nộp hồ sơ xin phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp

Cá nhân, tổ chức có thể nộp hồ sơ xin phép xin phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp qua hai hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp: Nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Nộp qua mạng: Đăng ký tài khoản tại Cổng thông tin một cửa quốc gia (Website: vnsw.gov.vn) và nộp hồ sơ (Người nộp phải đăng ký tài khoản, cài đặt chữ ký số của doanh nghiệp và các thiết lập khác theo hướng dẫn).

Quý Doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục xin Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng nhanh chóng và với chi phí hợp lý?

Còn chần chờ gì nữa, hãy đăng ký dịch vụ của Luật Tiền Phong ngay hôm nay để nhận được hỗ trợ tốt nhất. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6289.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *