(Luật Tiền Phong) – An toàn thực phẩm là một vấn đề khá nhạy cảm bởi nó liên quan trực tiếp sức khỏe con người. Chính vì thế mà pháp luật cũng siết chặt hơn trong quy định cũng như quản lý. Liên quan đến chủ đề này, Luật Tiền Phong sẽ tư vấn xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm đến quý khách hàng trong bài viết sau đây.
1. Hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm những gì?
Hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm được nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT, bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (theo mẫu);
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghệp có đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo điều kiện ATTP của cơ sở, gồm:
+ Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
+ Sơ đồ quy trình sản xuất, bảo quản, phân phối sản phẩm;
+ Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;
– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Để có giấy xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP, cá nhân/tổ chức cần đăng ký tham gia lớp tập huấn và kiểm tra kiến thức tại ỦBND quận/huyện hoặc tại cơ quan cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hồ sơ đăng ký tham gia xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cần có:
– Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về ATTP (theo mẫu);
– Bản sao CMND với trường hợp cá nhân, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức cùng CMND của những thành viên đăng ký tham gia;
– Danh sách các cá nhân xin xác nhận và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với trường hợp tổ chức.
Hồ sơ cần chuẩn bị: 02 bộ.
2. Dịch vụ xin hỗ trợ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
Luật Tiền Phong sẽ hỗ trợ trọn gói thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy trình như sau:
Bước 1: Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý các giấy tờ, tài liệu có liên quan của cơ sở cung cấp;
Bước 2: Hướng dẫn, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục xin giấy xác nhận kiến thức về ATTP tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Bước 3: Khảo sát, đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở và hướng dẫn hoàn thiện phù hợp với quy định pháp luật;
Bước 4: Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ và tài liệu có liên quan và đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan thẩm quyền;
Bước 5: Hỗ trợ chuẩn bị việc thẩm định cơ sở;
Bước 6. Theo dõi tình trạng hồ sơ và đại diện khách hàng nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
Để nhận được tư vấn cũng như đăng ký dịch vụ xin giấy phép ATTP của Luật Tiền Phong, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6289 để được hỗ trợ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,
>>> Những trường hợp nào phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?
>>> Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất
===================
BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG
Hotline: 1900 6289
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tầng 25B1, Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Luật sư Khúc Thị Quyên là Luật sư cao cấp của LTP, có điểm thi kết quả tập sự nghề Luật sư đứng thứ 2 toàn quốc. LS Quyên được đánh giá cao ở sự thông minh, nhiệt tình và trách nhiệm.