Bố chết 46 năm, phân chia di sản thừa kế như thế nào?

(Luật Tiền Phong) – do nhận thức pháp luật hạn chế cũng như thông lệ ứng xử xuề xoà giữa các thành viên trong gia đình nên rất nhiều trường hợp bố mẹ chết, anh chị em trong nhà không bàn bạc, lập văn bản xác nhận di sản thừa kế, đến khi thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đã hết, không còn cơ chế giải quyết việc chia thừa kế dẫn tới tranh chấp phát sinh mà bế tắc không thể giải quyết, anh em từ mặt nhau, có trường hợp còn dẫn tới đánh nhau thương tích.

Tổng đài 091 6162 618 tiếp nhận hàng trăm cuộc gọi hàng ngày, chủ yếu là tranh chấp đất đai, những vướng mắc về thừa kế là phổ biến. Chúng tôi biên tập một trường hợp điển hình thành bài tư vấn dưới đây để bạn đọc gần xa tham khảo.

Bố chết 46 năm, phân chia di sản thừa kế như thế nào?
Bố chết 46 năm, phân chia di sản thừa kế như thế nào?

Khách hàng hỏi:

Tôi là người sống ở Thường Tín, cha mẹ tôi được thừa hưởng từ các cụ 3 mảnh đất gồm 1 mảnh đất ở, 1 mảnh đất ao và mảnh đất ruộng 5%. Bố tôi chết năm 1971, mẹ tôi chết năm 2009. Hiện anh trai tôi đang quản lý 1 mảnh đất ở và mảnh đất ao. Tôi quản lý thửa đất 5% từ năm 1980. Anh tôi đã san lấp thửa đất ao, xây nhà trên đất cho con trai út ở. Mảnh đất ở anh tôi làm nhà từ năm 1987, năm 2010, anh tôi chết. Năm 2016 con trai lớn của anh tôi đập nhà cũ làm nhà mới trên đất của bố mẹ tôi để lại mà không hỏi ý kiến tôi.

Bố tôi chết không để lại di chúc, cũng không trăn trối chia đất cho con như thế nào, mẹ tôi có viết di chúc năm 2002, chia cho anh tôi thửa đất ở, con thửa đất ao cho tôi và em trai kế của tôi.

Nay tôi muốn khởi kiện chia thửa kế với các thửa đất ở và đất ao mà anh tôi (nay đã chết thì con trai đang quản lý) có được không? Thủ tục thực hiện như thế nào mong luật sư tư vấn giúp tôi.

Tôi xin cảm ơn.

Luật Tiền Phong trả lời:

Chào ông,

Cảm ơn ông đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn đất đai của Công ty Luật Tiền Phong, vấn đề ông hỏi, chúng tôi có ý kiến như sau:

Xác định di sản thừa kế

Như ông trình bày, nguồn gốc 3 thửa đất do bố mẹ ông để lại, tuy nhiên, bố ông chết đã được 46 năm, chiểu theo điều 263 Luật Dân sự, đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với phần di sản của bố ông (1/2 khối tài sản chung của bố mẹ ông) nên nếu các anh chị em nhà ông không thoả thuận được với nhau về việc phân chia, toà án sẽ bác yêu cầu và giao cho người thừa kế đang sử dụng được tiếp tục quản lý sử dụng. ½ của khối tài sản chung của bố mẹ ông sẽ được coi là di sản thừa kế.

Nếu di chúc của mẹ ông được coi là hợp pháp thì cũng chỉ có hiệu lực với ½ khối tài sản chung của bố mẹ ông.

Xác định các đồng thừa kế

Các đồng thừa kế trong trường hợp này gồm có: bố mẹ của bố ông (nếu còn sống), các con của bố mẹ ông.

Thủ tục chia thừa kế

Nếu các anh chị em nhà ông thoả thuận được với nhau về việc phân chia thừa kế thì chuẩn bị hồ sơ gồm có:

  1. Tài liệu nhân thân của các đồng thừa kế: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu; giấy khai sinh; nếu đồng thừa kế nào chết thì phải có giấy chứng tử hoặc xác nhận bằng văn bản của UBND cấp xã.
  2. Giấy chứng tử của người để lại di sản (nếu không giữ được giấy chứng tử thì phải có xác nhận bằng văn bản của UBND cấp xã).
  3. Di chúc.
  4. Giấy tờ chứng minh tài sản (Giấy chứng nhận QSDĐ).

Các bên liên hệ với văn phòng công chứng nơi có đất để thực hiện thủ tục khai nhận và phân chia thừa kế. Những ai không đến được thì phải có văn bản uỷ quyền có công chứng hoặc chứng thực.

Nếu các đồng thừa kế không thoả thuận được với nhau về việc phân chia di sản thì ông phải khởi kiện tại toà án để yêu cầu toà phân chia. Điều kiện để được toà án thụ lý là phải qua hoà giải tại UBND cấp xã.

Hồ sơ khởi kiện cần có:

  1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hồ sơ địa chính;
  2. Giấy chứng tử của người để lại di sản
  3. Giấy tờ nhân thân của các đồng thừa kế: Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu; giấy chứng tử; giấy khai sinh.
  4. Di chúc.
  5. Biên bản hoà giải tại UBND cấp xã.
  6. Đơn khởi kiện
  7. Giấy tờ nhân thân của người khởi kiện (bản sao chứng thực chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh).

Hồ sơ nộp tại toà án nhân dân cấp huyện nơi có đất (nếu có một trong các đương sự ở nước ngoài thì phải gửi tại toà án nhân dân cấp tỉnh).

Toà án sẽ xem xét và thụ lý vụ kiện và thông báo cho ông đi đóng tiền tạm ứng án phí, ông có thể tham khảo phần quy định về tiền tạm ứng án phí trong bài viết của chúng tôi tại đây.

Thời gian giải quyết vụ kiện dân sự kéo dài khoảng 4-6 tháng và có thể gia hạn trong thời gian không quá 30 ngày nếu vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Tiền Phong, hy vọng làm sáng tỏ được các vấn đề mà ông quan tâm. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc, hoặc yêu cầu luật sư hỗ trợ thực hiện, ông có thể điện thoại để tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi số 1900 6289 để được luật sư tư vấn thêm.

Chúc ông và gia đình sức khoẻ.

Trân trọng./.

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *