Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Luật Tiền Phong – Trong nhiều giao dịch dân sự có giá trị lớn, các bên thường áp dụng các biện pháp bảo đảm theo quy định của Bộ luật dân sự để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Vậy có những biện pháp bảo đảm nào? Quy định cụ thể ra sao?
1. Các biện pháp bảo đảm theo quy định của Bộ luật dân sự
Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật dân sự 2015, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đó là:
– Cầm cố tài sản | – Bảo lưu quyền sở hữu |
– Thế chấp tài sản | – Bảo lãnh |
– Đặt cọc | – Tín chấp |
– Ký cược | – Cầm giữ tài sản |
– Ký quỹ |
Như vậy, luật dân sự quy định có 9 biện pháp bảo đảm. Với từng biện pháp bảo đảm có đạc điểm cũng như ưu – nhược điểm khác nhau. Do đó, các bên trong quan hệ dân sự căn cứ vào nhu cầu cũng như điều kiện của mình để lựa chọn hình thức thích hợp.
2. Quy định cụ thể về các biện pháp bảo đảm giao dịch dân sự
– Cầm cố tài sản:
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Đối tượng của việc cầm cố là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố giao cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình, gồm: Động sản; các giấy tờ có giá (trái phiếu, cổ phiếu,…)
– Thế chấp tài sản:
Là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia(bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Đối tượng của việc thế chấp là tài sản mà bên thế chấp dùng để thế chấp gồm: động sản; bất động sản; tài sản được hình thành trong tương lai; tài sản đang cho thuê cũng như hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản; tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng có thể được thế chấp.
– Đặt cọc:
Đặt cọc là việt một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoạc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc phải được lập bằng văn bản và cần nói rõ số tiền, vật giao cho bên nhận đặt cọc.
– Ký quỹ:
Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo đó bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim quý, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
– Kí cược:
Là việc bên thuê tài sản là động sản, giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo lại việc trả lại tài sản thuê.
– Tín chấp:
Là việc tổ chức chính trị- xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ.(Khoản 1 Điều 49 nghị định của chính phủ số 163/2006/NĐ – CP ngày 29/12/2006 về giao dịch đảm bảo)
– Bảo lãnh:
Là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Về hình thức phải được lập thành văn bản, trong đó phải ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi xuất, quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, …
Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Mọi thông tin chi tiết hoặc nhu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 091 616 2618/ 0976 714 386.
Trân trọng!
=============================
CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG
Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Luật sư Khúc Thị Quyên là Luật sư cao cấp của LTP, có điểm thi kết quả tập sự nghề Luật sư đứng thứ 2 toàn quốc. LS Quyên được đánh giá cao ở sự thông minh, nhiệt tình và trách nhiệm.