Các điều cần lưu ý khi mua bán đất

Luật Tiền Phong – Trong các giao dịch mua bán bất động sản hiện nay, người mua và người bán đôi khi chỉ quan tâm đến giá cả của đất cao hay thấp mà không để ý đến những cơ sở pháp lý như mảnh đất đó có sổ đỏ, có tranh chấp gì hay không…Qua bài viết sau, Luật Tiền Phong hy vọng sẽ giúp quý bạn đọc hiểu hơn về các vấn đề cần lưu ý khi mua bán đất.

Các điều cần lưu ý khi mua bán đất
Các điều cần lưu ý khi mua bán đất

Thứ nhất, đất phải có “sổ đỏ”

Khi mua đất nhất định phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất (hay còn gọi là sổ đỏ). Sổ đỏ là chứng thư có giá trị pháp lý xác lập mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất về quyền hạn và nghĩa vụ trong việc sử dụng đất đai. Điều này sẽ hạn chế được những tranh chấp dân sự khi mua bán, hạn chế những phát sinh nếu thửa đất thuộc diện thu hồi, nằm trong quy hoạch sau này.

Thứ hai, nắm được các thông tin thửa đất

Trước khi mua đất, việc cần thiết đối với người mua đó là xác định tình trạng pháp lý của thửa đất. Cụ thể, người mua phải kiểm tra xem đất có đang bị kê biên để thi hành án hay có tranh chấp với tổ chức, cá nhân nào không? Hoặc đất đó có nằm trong diện quy hoạch, giải tỏa của khu vực hay không. Người mua cũng nên kiểm tra hồ sơ địa chính cấp xã (phường, thị trấn), huyện (thị, thành phố) hoặc Sở Tài Nguyên và Môi trường xem khu vực đó có dự án nào không.

Thực tế, hiện có nhiều diện tích nhà đất bị cơi nới, thay đổi hiện trạng, song diện tích đó lại nằm trong diện tích của các công trình như hệ thống nước thải, ngõ đi chung… Nếu không xem xét kỹ trước khi mua người mua sẽ chịu nhiều rắc rối.

Đặc biệt, người mua nên xem ngõ đi chung vào diện tích nhà đất muốn mua có tồn tại tranh chấp hay không trước khi quyết định ký vào giấy tờ mua bán, chuyển nhượng để tránh gặp phải những rắc rối sau này.

Thứ ba, nói không với “mua bán viết tay”

Luật đất đai 2013 tại điểm a Khoản 3 Điều 167 quy định như sau: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”

Theo đó, khi thực hiện các hoạt động giao dịch mua bán, chuyển nhượng đất đai, Hợp đồng chuyển nhượng bắt buộc phải được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc phải được chứng thực tại Ủy ban nhân dân  cấp xã. Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp các bên mua bán bằng giấy tờ viết tay không được công chứng, chứng thực theo quy định dẫn đến hậu quả bất lợi khi có tranh chấp, đặc biệt là với bên mua.

Thứ tư, hợp đồng mua đất phải có chữ ký của tất cả những người có liên quan

Khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất phải có chữ ký của tất cả những người có liên quan. Nếu tài thửa đất là tài sản chung của hộ gia đình thì khi bán phải được sự đồng ý của  tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu kể từ thời điểm cấp sổ trở về trước.

Đối với đất là tài sản thừa kế thì trước khi thực hiện giao dịch mua bán phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

Đối với đất là tài sản chung của vợ chồng thì Hợp đồng  mua bán phải có chữ ký của cả vợ và chồng.

Luật Tiền Phong chuyên cung cấp các thông tin pháp luật, tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ pháp lý. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn phí 091 616 2618/ 0976 714 386 để được giải đáp.

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *