(Luật Tiền Phong) – Hiện nay rất nhiều bạn học tập tại các cơ sở đào tạo của nước ngoài trong đó số lượng sinh viên y khoa cũng chiếm một bộ phận không nhỏ. Vậy với các bạn học tập ở nước ngoài thì việc xin cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện sẽ thực hiện tại đâu? Trong bài viết sau đây Luật Tiền Phong sẽ tư vấn về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh cho du học sinh nước ngoài.
KHÁCH HÀNG HỎI:
Em xin tư vấn về việc cấp chứng chỉ hành nghề y cho du học sinh về nước ạ. Em học ngành đại học và thạc sỹ ở Trung Quốc, đã được bộ giáo dục công nhận văn bằng nhưng còn chứng nhận thực hành thì không có mẫu cụ thể cho người đi du học về, em có tự thiết kế và xin một bản của nước bạn rồi về dịch công chứng . Em xin tư vấn về việc xin chứng chỉ hành nghề ạ. Em xin cảm ơn.
LUẬT TIỀN PHONG TRẢ LỜI:
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã tin tường và gửi câu hỏi tư vấn đến Luật Tiền Phong. Về thắc mắc của bạn Luật Tiền Phong xin tư vấn cho bạn như sau.
Bạn là du học sinh học tập và được cấp bằng tại cơ sở đào tạo của nước ngoài nhưng vẫn là người mang quốc tịch Việt Nam và quay về sinh sống, làm việc và xin cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam. Như vậy bạn sẽ thực hiện thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề theo diện người Việt Nam quy định tại Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Cụ thể:
Về hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề:
– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu quy định tại Nghị định);
– Văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
– Giấy xác nhận quá trình thực hành (theo mẫu 02 phụ lục I Nghị định này) hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;
– Giấy khám sức khỏe đủ điều kiện;
– Phiếu lý lịch tư pháp;
– Sơ yếu lý lịch;
– Hai ảnh 4×6.
Lưu ý:
– Về giấy xác nhận thực hành này bạn sẽ xin cấp tại cơ sở khám, chữa bệnh nơi bạn thực hành. Cụ thể thực hiện theo quy định tại Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh thời gian thực hành cụ thể:
+ 18 tháng thực hành tại bệnh viện đối với bác sỹ;
+ 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
+ 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên;
+ 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.
Giấy xác nhận thực hành phải thực hiện theo mẫu quy định tại Nghị định này.
– Các văn bằng, giấy tờ được cấp bởi cơ quan nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng theo quy định pháp luật Việt Nam.
Về thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:
Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề là Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và Sở Y tế.
– Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề cho người làm việc tại Bộ Y tế, các Bộ khác (trừ Bộ Quốc phòng) và người nước ngoài đến hành nghề tại Việt Nam;
– Bộ Quốc phòng cấp chứng chỉ hành nghề cho người làm việc tại Bộ Quốc phòng;
– Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề đối với các trường hợp còn lại.
Theo đó bạn lưu ý để nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền.
Thời gian giải quyết thủ tục là: 30 ngày làm việc.
Trên đây Luật Tiền Phong đã tư vấn đến bạn các quy định liên quan về việc xin cấp CCHN. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, thực hiện thủ tục nếu có vướng mắc bạn có thể liên hệ với Luật Tiền Phong qua tổng đài 091 616 2618/ 0976 714 386 để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện thủ tục tại cơ quan thẩm quyền.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề y mới nhất
>>> Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sỹ nước ngoài mới nhất
>>> Thủ tục công nhận cho người phiên dịch trong khám chữa bệnh
>>> Nên lập hộ kinh doanh hay công ty để đứng tên phòng khám
=====================
BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG
Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Luật sư Khúc Thị Quyên là Luật sư cao cấp của LTP, có điểm thi kết quả tập sự nghề Luật sư đứng thứ 2 toàn quốc. LS Quyên được đánh giá cao ở sự thông minh, nhiệt tình và trách nhiệm.