• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Chế tài hình sự áp dụng đối với pháp nhân

Chế tài hình sự áp dụng đối với pháp nhân

Chế tài hình sự áp dụng đối với pháp nhân

(Luật Tiền Phong) – Quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân chỉ thực sự bắt đầu xuất hiện trong bộ luật hình sự năm 2015, theo đó lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật hình sự, Nhà nước Việt Nam quy định pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm nhất định. Bài viết sau đây chúng tôi xin tư vấn về chế tài hình sự áp dụng đối với pháp nhân để các bạn tham khảo: Chế tài hình sự áp dụng đối với pháp nhân

Những pháp nhân nào phải chịu trách nhiệm hình sự?

Chỉ pháp nhân thương mại tức là những pháp nhân bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động thuần túy vì mục tiêu thương mại mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hoặc các doanh nghiệp xã hội không phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều này không đồng nghĩa với việc những người/cá nhân đứng đầu các tổ chức nói trên nếu vi phạm  luật hình sự thì sẽ được miễn trách nhiệm.

Điều kiện phải chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

+ Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

+ Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

+ Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Chế tài hình sự áp dụng đối với pháp nhân

Chế tài hình sự là các hình phạt áp dụng cho các hành vi vi phạm luật Hình sự, xâm hại đến các khách thể được luật hình sự bảo vệ. Chế tài đó là hình phạt, có mục đích giáo dục, răn đe và trừng phạt.

Không như các tội phạm mà chủ thể thực hiện là cá nhân, hình phạt áp dụng với pháp nhân có khác biệt với hình phạt áp dụng cho pháp nhân.

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Phạt tiền;

Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn

Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.

 Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm.

c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội.

 Tòa án quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động.

Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

b) Cấm huy động vốn;

Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội.

Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm:

+ Cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư;

+ Cấm phát hành, chào bán chứng khoán;

+ Cấm huy động vốn khách hàng;

+ Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;

+ Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.

Tòa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn.

Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

 Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Để được tư vấn chi tiết hơn về tội phạm, chế tài, hình phạt áp dụng đối với pháp nhân, các bạn có thể liên hệ tổng đài 091 616 2618/ 0976 714 386 để được hỗ trợ nhé.

BÀI LIÊN QUAN:

>>> Phân biệt các trường vô ý và cố ý phạm tội

>>> Tội phạm là gì và phân loại các loại tội phạm

>>> Tìm hiểu quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự

=======================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386