(Luật Tiền Phong) – Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Vậy có phải tất cả mọi người là công dân Việt Nam, có vốn, có điều kiện thì có thể thành lập doanh nghiệp hay nói cách khác là mở công ty để kinh doanh hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.
Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp quy định như thế nào?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, tuân thủ các quy định pháp luật theo luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền này. Việc thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp bị hạn chế đối với một số chủ thể được quy định tại khoản 2 Điều 18, trong đó có:
“b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức”
Cũng tại Luật Viên chức 2010 quy định:
“Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác”.
Còn Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:
“…cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền”.
Từ đó, đối chiếu với Luật phòng chống tham nhũng 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 thì cán bộ, công chức, viên chức không được: Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cũng như không được làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết.
Như vậy, những người là cán bộ, công chức, viên chức sẽ không được quyền tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật Tiền Phong:
Là một trong những đơn vị tư vấn luật hàng đầu với các Luật sư, Chuyên viên chuyên ngành, giàu kinh nghiệm trực tiếp tư vấn tại tổng đài 1088, Luật Tiền Phong luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng các thủ tục chính trong lĩnh vực Doanh nghiệp nói riêng như:
– Tư vấn và hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp phù hợp với từng đối tượng khách hàng, bao gồm thành lập:
+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên/ Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
+ Công ty Cổ phần;
+ Công ty Hợp danh;
+ Doanh nghiệp tư nhân.
– Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp, với các công việc chính như:
+ Cung cấp các quy định mới cập nhật của Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành liên quan đồng thời tư vấn những điều chỉnh cần thiết (nếu có) của doanh nghiệp với những quy định đó;
+ Tư vấn, hướng dẫn soạn thảo các hợp đồng thương mại;
+ Tư vấn đăng ký quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp;
+ Tư vấn giải quyết các tranh chấp của doanh nghiệp.
Trên đây là một số những dịch vụ hỗ trợ chính của Luật Tiền Phong mà chúng tôi giới thiệu đến quý khách hàng. Để được tư vấn trực tiếp cũng như hỗ trợ dịch vụ khi có nhu cầu, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 091 616 2618/0976 714 386 hoặc hòm thư điện tử: contact@luattienphong.vn. Chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể!
LUẬT TIỀN PHONG
Tận tâm – Chuyên nghiệp
==========================
Công ty Luật TNHH Tiền Phong
Điện thoại tư vấn: 091.6162.618 và 097.8972.587
Email: Contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.