Luật Tiền Phong – Trong một số trường hợp nhất định, doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ để bảo đảm cho mục tiêu kinh doanh của mình. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp được tăng hoặc giảm vốn điều lệ? Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thay đổi vốn điều lệ là gì? Sau đây là tư vấn của Luật Tiền Phong nhằm giải đáp các thắc mắc nêu trên.
-
1. Các trường hợp tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, công ty TNHH, công ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau:
– Tăng vốn góp của các thành viên. Trong trường hợp này, vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;
– Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
Đối với công ty cổ phần, việc tăng vốn điều lệ được thực hiện trong các trường hợp mà Thông tư 19/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính đã quy định, bao gồm:
– Phát hành cổ phiếu mới, gồm cả trường hợp cơ cấu lại nợ theo hình thức chuyển nợ thành vốn góp cổ phần và trường hợp sáp nhập một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp;
– Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần. Trường hợp này doanh nghiệp phải đảm bảo đủ điều kiện pháp luật quy định về chuyển đổi trái phiếu và phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi;
– Trả cổ tức bằng cổ phiếu;
– Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ.
-
2. Các trường hợp giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp
Trường hợp công ty TNHH và công ty hợp doanh, các trường hợp có thể giảm vốn điều lệ bao gồm:
– Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên góp vốn theo tỷ lệ trong vốn điều lệ của công ty.
Trường hợp này phải đảm bảo là công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm và thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho các thành viên;
– Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên;
– Thành viên không thanh toán đầy đủ và đúng hạn vốn điều lệ khi thành lập công ty;
Trường hợp công ty cổ phần được giảm vốn trong trường hợp:
– Công ty mua và hủy bỏ một số lượng cổ phiếu quỹ hoặc thu hồi và hủy bỏ một số cổ phiếu của các cổ đông. Quy trình này phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật;
– Công ty điều chỉnh giảm mệnh giá cổ phần mà không làm thay đổi số lượng cổ phần;
– Công ty kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp và có số lỗ luỹ kế bằng 50% vốn của các cổ đông trở lên nhưng chưa mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
-
3. Trách nhiệm của doanh nghiệm khi thay đổi vốn điều lệ
Doanh nghiệp thay đổi vốn điều lệ phải thông báo cho cơ quan Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ.
– Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty và văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (đối với trường hợp có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài).
– Trường hợp giảm vốn điều lệ thì phải có thêm Báo cáo tài chính của công ty tại gần thời điểm giảm vốn.
Luật Tiền Phong hỗ trợ dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp và các thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khác. Để đăng ký dịch vụ, vui lòng liên hệ Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386.
=============================
CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG
Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Chuyên viên Phòng Giấy phép con, có 03 năm kinh nghiệm, được khách hàng đánh giá là cẩn thận, chuẩn mực và tận tâm.