Duy trì hiệu lực văn bằng sở hữu công nghiệp như thế nào?

(Luật Tiền Phong) – Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền đối với giống cây trồng. Thời hạn bảo hộ đối với các đối tượng trên có thể là 10, 15 hay 20 năm. Vậy trong thời gian được bảo hộ thì có cần thực hiện thủ tục gì để duy trì hiệu lực văn bằng sở hữu công nghiệp hay không? Nếu có thì thực hiện như thế nào?

Để giải đáp các thắc mắc trên, Luật Tiền Phong xin gửi đến các bạn bài viết sau đây.

Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp như thế nào?
Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp như thế nào?

Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật đảm bảo độc quyền khai thác nhằm mục đích thương mại trong thời gian hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Cụ thể được quy định như sau:

  • Đối với sáng chế là 20 năm.
  • Đối với giải pháp hữu ích là 10 năm.
  • Đối với kiểu dáng công nghiệp là 5 năm, có thể gia hạn 2 lần, mỗi lần 5 năm.
  • Đối với nhãn hiệu là 10 năm, nhưng có thể được gia hạn liên tiếp 10 năm 1 lần và không giới hạn số lần gia hạn

Như vậy, hiệu lực của các văn bằng sở hữu công nghiệp kéo dài khá lâu. Do đó, các bạn cần nắm rõ về thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng sở hữu công nghiệp:

1.  Hồ sơ thực hiện thủ tục

Hồ sơ cần có:

  • Công văn/Thư lệnh của chủ văn bằng;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2. Trình tự thực hiện

Thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trải qua 2 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục nộp đơn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Xử lý đơn

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận duy trì hiệu lực văn bằng, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;
  • Trường hợp có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối duy trì, nêu rõ lý do để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối duy trì hiệu lực văn bằng.

Thời hạn giải quyết là: 10 ngày làm việc.

Ngoài ra, để duy trì hiệu lực của văn bằng, chủ sở hữu cần nộp hồ sơ đồng thời nộp phí duy trì hiệu lực theo định kỳ để duy trì hiệu lực của văn bằng.

Với những thủ tục đơn giản, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách thức để khách hàng có thể tự mình thực hiện. Trường hợp khách hàng không có thời gian thực hiện hoặc có nhu cầu thì hãy liên hệ với Luật Tiền Phong qua hotline 1900 6289 để được hỗ trợ.

====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Phòng 25 B1, Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *