• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Ghi âm ghi hình khi lấy cung bị can, bị cáo tại cơ sở tạm giam, tạm giữ là bắt buộc

(Luật Tiền Phong) – Ghi âm, ghi hình khi lấy cung là một biện pháp để kiểm soát hoạt động tố tụng được minh bạch, khách quan, đúng pháp luật. Quy định này đã trở nên bắt buộc theo hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu việc lấy cung tại cơ sở tạm giữ, tạm giam hoặc trụ sở của cơ quan điều tra.

Công ty Luật Tiền Phong có bài viết về vấn đề này để các bạn quan tâm tham khảo.

Ghi âm ghi hình khi lấy cung bị can, bị cáo tại cơ sở tạm giam, tạm giữ là bắt buộc

Ghi âm ghi hình khi lấy cung bị can, bị cáo tại cơ sở tạm giam, tạm giữ là bắt buộc

1.  Quy định về ghi âm, ghi hình trong lấy lời khai, hỏi cung

Trước khi có hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Liên cơ quan gồm Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao và Bộ Quốc Phòng có ban hành Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP. Theo thông tư liên ngành này thì ghi âm hay ghi hình có âm thanh được định nghĩa như sau:

Ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để ghi lại âm thanh hoặc hình ảnh có âm thanh trong quá trình hỏi cung bị can; lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội; lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đương sự; đối chất; tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Như vậy, hoạt động ghi âm, ghi hình theo hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bắt buộc phải tuân thủ thông tư 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP.

2.  Các trường hợp bắt buộc phải ghi âm, hoặc ghi hình có âm thanh

Theo hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong QĐ số 264/QĐ-VKSTC, các hoạt động lấy cung tại cơ sở tạm giữ, tạm giam, trụ sở cơ quan điều tra đều phải bắt buộc ghi âm, ghi hình.

Cụ thể các cơ sở tạm giữ, tạm giam hiện nay gồm có:

  • Cơ sở tạm giam thuộc Bộ Công an;
  • Cơ ở tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng;
  • Cơ sở tạm giam Công an cấp tỉnh; trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là trại tạm giam cấp quân khu);
  • Nhà tạm giữ Công an cấp huyện; nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân;
  • Buồng tạm giữ của đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới xa trung tâm hành chính cấp huyện;
  • Trụ sở công an nhân dân cấp huyện, trụ sở cơ quan nhân dân cấp tỉnh.

3.  Các trường hợp có thể ghi âm, ghi hình

Theo hướng dẫn tại QĐ 264, các trường hợp không bắt buộc mà có thể sử dụng thiết bị công nghệ để ghi âm, ghi hình gồm:

  • Hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định tại khoản 6 Điều 183 Bộ luật tố tụng hình sự;
  • Trực tiếp tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật tố tụng hình sự;
  • Lấy lời khai của người làm chứng theo quy định tại Điều 187, lấy lời khai người bị hại, đương sự theo quy định tại Điều 188 Bộ luật tố tụng hình sự;
  • Đối chất theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng hình sự.

4.  Quy định cụ thể về việc ghi âm, ghi hình có âm thanh

Quy định về việc chuẩn bị:

  • Hệ thống thiết kế mở, dễ vận hành, bảo trì bảo dưỡng, có khả năng kết nối với các hệ thống lưu trữ của Bộ Công an.
  • Bộ thư viện xử lý âm thanh và hình ảnh theo tiêu chuẩn, áp dụng các chuẩn nét hình ảnh.
  • Công nghệ truyền dữ liệu thời gian thực.
  • Công nghệ xử lý nhiễu âm thanh, xử lý nhiễu hút âm thanh đảm bảo âm thanh và hình ảnh thu được.
  • Đảm bảo an toàn cho hệ thống khi hoạt động (bảo mật thông tin trên đường truyền và lưu trữ dữ liệu)
  • Phòng Trung tâm: Là nơi đặt hệ thống lưu trữ dữ liệu tại đây có chức năng điều khiển, lưu trữ dữ liệu.
  • Phòng hỏi cung: Nơi diễn ra phiên hỏi cung, tại đây được lắp đặt các thiết bị phục vụ cho toàn bộ diễn biến âm thanh và hình ảnh gồm các thiết bị camera và Micro.
  • Thiết bị ghi âm, ghi hình có nút tắt mở để thực hiện quá trình theo yêu cầu.

Quy định về công tác lưu trữ và bảo quản dữ liệu:

Các thiết bị sử dụng trong hệ thống ghi âm ghi hình có âm thanh trong phòng hỏi cung yêu cầu là những thiết bị có chất lượng tốt, hình ảnh thu được đảm bảo sắc nét , thu âm ” tròn vành, rõ tiếng”.

Được tổ chức đảm bảo gắn kết với các yêu cầu nghiệp vụ đã đặt ra.

Yêu cầu về cơ sở hạ tầng và nguyên lý kết nối:

–  Yêu cầu kỹ thuật phòng hỏi cung:

  • Yêu cầu về hạ tầng: Cách âm, tiêu âm (Tiêu chuẩn phòng thu âm);
  • Yêu cầu về hình ảnh: Tiêu chuẩn về nhận dạng;
  • Yêu cầu về âm thanh: Đường truyền âm thanh và đường truyền hình ảnh (Tiêu chuẩn về phát thanh truyền hình);
  • Yêu cầu về lưu trữ dữ liệu và bảo quản dữ liệu;

–  Thiết bị phòng trung tâm:

  • Máy chủ: Cài đặt cơ sở dữ liệu, phần mềm điều khiển trung tâm, lưu trữ dữ liệu;
  • Máy tính giám sát: Cài đặt module phần mềm giám sát trực tuyến, tìm kiếm, trích xuất và xem lại phiên hỏi cung trên toàn hệ thống;
  • Hệ thống loa âm thanh, màn hình quan sát;
  • Các thiết bị kết nối khác…

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Quy định cụ thể về hoạt động ghi âm, ghi hình

===============================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 091 6162 618

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội  

 

 

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386