Bắt buộc phải thành lập bộ phận đột quỵ trong các cơ sở khám, chữa bệnh

(Luật Tiền Phong) – do tính nguy hiểm của những biến chứng khi rối loạn huyết áp đối với sức khoẻ cộng đồng, vừa qua Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 47/2016/TT-BYT quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ bắt buộc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Luật Tiền Phong xin giới thiệu chi tiết quy định này như sau:

Đối tượng áp dụng:

Tất cả các loại hình cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và tư nhân, bao gồm cả các cơ sở cấp cứu 115 đều phải có bộ phận khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ, tuỳ quy mô mà có thể thành lập đội/đơn vị/khoa/trung tâm đột quỵ hoạt động liên tục 24/24, 7 ngày trong tuần.

Nhiệm vụ:

Tiếp nhận, đánh giá nhanh, phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu đột quỵ;

Hỗ trợ vận chuyển người bệnh đột quỵ cấp về đơn vị đột quỵ hoặc khoa đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ của cơ sở khám, chữa bệnh gần nhất.

Tham gia hỗ trợ cấp cứu, khám, chữa bệnh đột quỵ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu.

Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về quy mô:

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 100 người bệnh đột quỵ trong một năm thì thành lập đội đột quỵ. Nhân lực của đội đột quỵ: gồm tối thiểu 01 bác sĩ đa khoa được đào tạo và cấp giấy chứng nhận về đột quỵ và 01 điều dưỡng được tập huấn về đột quỵ và  phải có đủ trang thiết bị thiết yếu theo Danh mục trang thiết bị quy định của Bộ y tế.

Nhiệm vụ chuyên ngành cụ thể:

– Với đơn vị đột quỵ:

Cấp cứu, chẩn đoán, điều trị cho người bệnh đột quỵ

a) Cấp cứu, chăm sóc người bệnh đột quỵ.

b) Chẩn đoán xác định nhanh đột quỵ: Phối hợp với khoa chẩn đoán hình ảnh và các khoa liên quan để chẩn đoán xác định nhanh đột quỵ.

c) Điều trị nội khoa tích cực: Phối hợp với các khoa liên quan trong điều trị tích cực cho người bệnh đột quỵ.

d) Sử dụng thuốc tiêu huyết khối: phối hợp với các khoa liên quan để thực hiện điều trị thuốc tiêu huyết khối nếu có chỉ định.

đ) Can thiệp mạch: Phối hợp với các khoa liên quan để thực hiện can thiệp mạch cấp cứu nếu có chỉ định.

e) Phẫu thuật: Phối hợp với các bác sỹ phẫu thuật thần kinh và các chuyên gia liên quan hội chẩn và xử trí cho người bệnh nếu có chỉ định phẫu thuật thần kinh.

g) Phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ: Phối hợp với khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng để thực hiện phục hồi chức năng cho người bệnh theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng.

Vận chuyển người bệnh đột quỵ;

Dự phòng tái phát đột quỵ.

Xây dựng, cập nhật hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về đột quỵ.

– Với khoa đột quỵ: thực hiện nhiệm vụ của đơn vị đột quỵ, ngoài ra được Điều trị nội khoa tích cực, toàn diện cho người bệnh đột quỵ. Thực hiện hoặc phối hợp với các đơn vị chuyên môn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện can thiệp mạch cho người bệnh đột quỵ.

– Với trung tâm đột quỵ: được làm các công việc của đơn vị và được can thiệp mạch, phẫu thuật thần kinh; Thực hiện kỹ thuật vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong cơ sở khám, chữa bệnh, mạng lưới khám, chữa bệnh đột quỵ trong cấp cứu, chẩn đoán, điều trị đột quỵ. Truyền thông, giáo dục sức khỏe và tư vấn về phòng, chống đột quỵ

Thông tư 47/2016/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2017.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>>>> Tư vấn 3 nội dung cần chú ý khi xin giấy phép phòng khám bác sỹ gia đình

>>>>> Điều kiện để cấp phép phòng khám chuyên khoa

>>>>> Cấp phép hoạt động cho cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh

>>>>> Cấp phép hoạt động với cửa hàng kính thuốc.

Vui lòng liên hệ với tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong tại 1900 6289 để được Bản mềm Thông tư và tư vấn các thông tin chi tiết.

===============

BAN BIÊN TẬP TIN TỨC PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG 

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@Luattienphong.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *