• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất trong trường hợp có di chúc

(Luật Tiền Phong Vừa qua, tổng đài 091 616 2618/ 0976 714 386 của chúng tôi nhận được nhiều yêu cầu hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất trong trường hợp có di chúc.

Chúng tôi tập hợp nội dung trong bài viết dưới đây để nhiều bạn đọc có chung sự quan tâm cùng theo dõi và tham chiếu sử dụng nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

>>> Tư vấn khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
>>> Dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói

Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp có di chúc

Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất trong trường hợp có di chúc

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp có di chúc gồm các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra tính hợp pháp của di chúc

Di chúc được coi là hợp pháp khi đáp ứng được điều kiện quy định tại điều 630 Luật Dân sự 2015, theo đó: người lập di chúc phải minh mẫn, tự chủ, không bị ai đe doạ, ép buộc, nội dung di chúc không vi phạm điều cấm, vi phạm đạo đức. Di chúc phải được lập với hình thức hợp pháp, cụ thể:

–  Di chúc được viết tay có 2 người làm chứng (2 người này không phải là người được hưởng thừa kế theo nội dung di chúc).

–  Di chúc có thể được công chứng hoặc chứng thực tại Uỷ ban nhân dân xã, phường.

–  Di chúc phải có nội dung: ngày, tháng lập di chúc, lời cam đoan về sự tự chủ của người lập di chúc, thông tin tài sản, người được hưởng di sản, điều kiện hưởng di sản nếu có.

–  Một số trường hợp người có tài sản có thể lập di chúc miệng, đó là khi tính mạng bị cái chết đe doạ cấp bách. Nếu sau đó người để lại di chúc miệng thì người được nghe lời di chúc phải khai báo về di chúc tại Uỷ ban nhân dân xã phường nơi người để lại di chúc cư trú trước khi chết và cam đoan khai đúng nội dung di chúc mình được nghe. Nếu sau 3 tháng mà người để lại di chúc bằng lời nói vẫn còn sống thì phải lập lại di chúc bằng văn bản, di chúc miệng hết hiệu lực.

– Người lập di chúc phải kí vào từng trang văn bản di chúc. Nếu có tẩy, xoá thì người lập di chúc phải ký tên điểm chỉ vào chỗ tẩy xoá.

Một số lưu ý

Những người có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động của người để lại di chúc được quyền đương nhiên được hưởng thừa kế trong trường hợp người để lại di sản lập di chúc mà không định đoạt họ được hưởng. Các đối tượng này được coi là người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Mức hưởng là 2/3 kỷ phần thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản. Sau khi định đoạt di sản cho các đối tượng này thì phần di sản còn lại mới được chia cho người được hưởng di sản theo di chúc.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ khai nhận thừa kế theo nội dung di chúc

Hồ sơ khai nhận thừa kế theo di chúc gồm có:

  • Di chúc.
  • Giấy tờ tài sản (bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
  • Giấy chứng từ của người để lại di sản.
  • Giấy tờ tuỳ thân của người được hưởng di sản theo di chúc;
  • Giấy tờ tuỳ thân của người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc (nếu có).

Trường hợp cha, mẹ, vợ, chồng của người để lại di sản chết thì phải có giấy chứng tử của họ.

Bước 3: Lập văn bản khai nhận thừa kế và niêm yết

Các tài liệu nếu tại bước 2 sẽ được cán bộ công chứng rà soát, kiểm tra và nếu thấy các thông tin là hợp lệ thì cán bộ công chứng sẽ lập văn bản khai nhận để thực hiện niêm yết tại Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi người để lại di sản cư trú trước khi chết  trong thời hạn 15 ngày, nếu không có ý kiến tranh chấp thì Uỷ ban nhân dân xã, phường sẽ ra thông báo kết thúc niêm yết và trả hồ sơ cho những người được hưởng thừa kế đi thực hiện thủ tục sang tên.

Bước 4: Sang tên chuyển quyền sử dụng đất

Những người được hưởng thừa kế chuẩn bị hồ sơ sang tên chuyển quyền sử dụng đất gồm có:

  • Bản chính văn bản khai nhận thừa kế được công chứng;
  • Bản chính Di chúc.
  • Bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Bản sao chứng thực giấy tờ tuỳ thân của người được hưởng thừa kế.
  • Giấy uỷ quyền đi nộp hồ sơ (nếu các đồng thừa kế không trực tiếp đi nộp).
  • Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Tờ khai đăng ký biến động
  • Tờ khai lệ phí trước bạ.

Lưu ý:

Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu các đồng thừa kế phải xuất trình chứng từ nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của chủ sử dụng đất (người để lại thừa kế), nếu chưa nộp thì các đồng thừa kế phải đi nộp thì hồ sơ mới được giải quyết.

Thời gian ra giấy chứng nhận là 10 ngày làm việc.

Các bạn có nhu cầu được tư vấn hoặc hỗ trợ thực hiện khai nhận thừa kế vui lòng liên hệ với Luật Tiền Phong để được tư vấn nhé.

Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp có di chúc

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN ĐẤT ĐAI LUẬT TIỀN PHONG CUNG CẤP

Tư vấn cấp sổ đỏ lần đầu.

– Tư vấn sang tên sổ đỏ.

– Tư vấn giải quyết tranh chấp…

Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các dịch vụ nêu trên với chi phí hợp lý.

Mọi thông tin trao đổi chuyên môn xin liên hệ 091 616 2618/ 0976 714 386 hoặc email: contact@luattienphong.vn.

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386