Lý lịch tư pháp có thời hạn không?

Luật Tiền Phong – “Lý lịch tư pháp có thời hạn không” là câu hỏi chúng tôi nhận được khá nhiều qua tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6289 trong thời gian qua. Để rộng đường cho các bạn quan tâm tìm hiểu, Luật Tiền Phong xin biên tập thành bài tư vấn để các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Lý lịch tư pháp có thời hạn không?
Lý lịch tư pháp có thời hạn không?

Lý lịch tư pháp là gì?

Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp là là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Mục đích của lý lịch tư pháp

Lý lịch tư pháp sử dụng cho mục đích để quản lý các trường hợp cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập doanh nghiệp; để xác định việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người bị kết án tái hoà nhập cộng đồng; hỗ trợ công tác thống kê tư pháp hình sự và cuối cùng là hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thnl doanh nghiệp.

Thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp quy định ở đâu?

Hiện nay, trong Luật Lý lịch tư pháp không quy định về thời hạn của lý lịch tư pháp, tuy nhiên, chúng ta hiểu rằng Phiếu lý lịch tư pháp là chứng thư ghi nhận tình trạng án tích của cá nhân công dân tính đến thời điểm cấp phiếu, nghĩa là nó chứng nhận cho sự thật, mà sự thật chỉ là duy nhất. Do vậy, những xác nhận lý lịch tư pháp được coi là có giá trị vĩnh viễn. Tuy nhiên, tại thời điểm cá nhân xin đảm nhiệm chức vụ, xin cấp chứng chỉ hành nghề, xin xác nhận đủ điều kiện tiến hành một giao dịch nào đó…. thì tùy các quy định của thể của từng lĩnh vực pháp luật mà có quy định thời hạn cụ thể khác nhau.

Ví dụ: theo Luật nuôi con nuôi thì để chứng minh về án tích của cha/mẹ nuôi, bắt buộc cha/mẹ nuôi phải có phiếu lý lịch tư pháp trong phạm vi 12 tháng tính theo thời điểm hoàn thiện hồ sơ xin con nuôi; Theo Luật Quốc tịch 2008 các trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam thì phải có Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.

Trường hợp xét hồ sơ cấp chứng chỉ luật sư hoặc chứng chỉ hành nghề công chứng viên phải có phiếu lý lịch tư pháp nhưng không quy định rõ thời hạn của lý lịch tư pháp.

Như vậy, thời hạn có giá trị sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp không được quy định cụ thể và chung cho mọi trường hợp mà phụ thuộc vào yêu cầu, ý chí của cơ quan tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về án tích của đương sự.

Dịch vụ của Luật Tiền Phong liên quan đến việc cấp lý lịch tư pháp

Là đơn vị chuyên tư vấn doanh nghiệp, Luật Tiền Phong cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như: xin cấp giấy phép lao động, đăng ký nhu cầu sử dụng lao động, xin cấp phiếu lý lịch tư pháp nhanh với các dịch vụ cụ thể như sau:

– Hoàn thiện hồ sơ, đại diện nộp hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp, cam kết có thể giải quyết đẩy nhanh thời hạn theo nhu cầu của khách hàng;

– Hoàn thiện hồ sơ, đại diện nộp hồ sơ đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài;

– Hoàn thiện hồ sơ, đại diện nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài;

– Hoàn thiện hồ sơ, đại diện nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú, visa cho người nước ngoài vào Việt Nam;

– Hoàn thiện hồ sơ, đăng ký kinh doanh cho người nước ngoài thuê nhà.

Vui lòng kết nối với chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6289 để được tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật.

Hoặc Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Phòng B1, tầng 25, toà nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *