• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?

(Luật Tiền Phong) Khi có nhu cầu kinh doanh thì việc đầu tiên các cá nhân, tổ chức thường nghĩ đến là thành lập doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp thường gặp ở Việt Nam hiện nay bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH. Các loại hình doanh nghiệp này đều có ưu và nhược điểm nhất định, như trong bài viết của Luật Tiền Phong sau đây.

Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?

Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?

1.  Công ty hợp danh

Thành viên công ty hợp danh gồm thành viên góp vốn và thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh phải là cá nhân, phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản về các nghĩa vụ của công ty và có quyền quản lý công ty. Công ty phải có ít nhất 02 thành viên hợp danh. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi phần vốn góp vào công ty và không được tham gia vào quản lý công ty. Công ty hợp danh không bắt buộc phải có thành viên góp vốn.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân và không được phát hành cổ phần.

Ưu điểm:

  • – Các thành viên không nhiều, hiểu biết lẫn nhau nên dễ quản lý, điều hành công ty;
  • – Chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh khiến công ty hợp danh tạo được sự tin tưởng từ các đối tác, khách hàng.

Nhược điểm: Chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn gây ra những rủi ro cho các thành viên hợp danh.

2.  Doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân và chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh và không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có thể tự quản lý hoặc thuê người quản lý. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Ưu điểm:

  • – Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • – Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp tư nhân tạo được sự tin tưởng khách hàng và đối tác, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.

Nhược điểm:

  • – Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp tư nhân có thể gây rủi ro cho chủ sở hữu doanh nghiệp khi phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình, không giới hạn trong phần vốn góp vào doanh nghiệp;
  • – Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên sẽ bị hạn chế trong một số lĩnh vực kinh doanh nhất định. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán nên sẽ gặp khó khăn nếu muốn huy động vốn, mở rộng kinh doanh.

3.  Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là công ty mà chủ sở hữu của công ty là cá nhân hoặc tổ chức. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp vào công ty.

Chủ sở hữu công ty có thể chọn một trong hai mô hình tổ chức: Mô hình Chủ tịch công ty (gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên) hoặc mô hình Hội đồng thành viên (gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên). Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân và có con dấu.

Ưu điểm: Chủ sở hữu công ty có quyền toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Chủ sở hữu công ty cũng chỉ phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên có ít rủi ro hơn cho chủ sở hữu.

Nhược điểm: Không có quyền phát hành cổ phần nên bị hạn chế trong việc huy động vốn.

4.  Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có số lượng thành viên tối thiểu là 02 và tối đa là 50, các thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Nếu có từ 11 thành viên trở lên phải có Ban Kiểm soát. Các thành viên của công ty chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào công ty. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân.

Ưu điểm:

  • – Các thành viên có thể gặp ít rủi ro do các thành viên chỉ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của công ty trong phạm vi phần vốn cam kết góp;
  • – Số lượng thành viên được hạn chế nên thuận lợi cho việc quản lý, điều hành công ty.

Nhược điểm: Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần gây khó khăn trong việc huy động vốn.

5.  Công ty cổ phần

Trong công ty cổ phần, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các thành viên góp vốn vào công ty cổ phần gọi là cổ đông và không hạn chế số lượng cổ đông. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn góp vào doanh nghiệp.

Mô hình tổ chức của công ty cổ phần gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban Kiểm soát (nếu công ty có từ 11 cổ đông trở lên). Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và có quyền phát hành chứng khoán theo quy định pháp luật.

Ưu điểm:

  • – Các cổ đông góp vốn hạn chế được các rủi ro do chỉ phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • – Cơ cấu vốn linh hoạt, chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần tương đối dễ dàng, khả năng huy động vốn cao do có khả năng phát hành cổ phiếu;
  • – Các quyết định đều được biểu quyết và thông qua bởi các cổ đông dựa theo tỉ lệ vốn góp, đảm bảo sự khách quan và công bằng, hạn chế rủi ro mang ý chí chủ quan của một cá nhân như công ty TNHH hoặc doanh nghiệp tư nhân.

Nhược điểm:

  • – Không hạn chế số lượng thành viên nên gây khó khăn cho việc quản lý và điều hành doanh nghiệp;
  • – Các quyết định đều được biểu quyết và thông qua bởi các cổ đông dựa theo tỉ lệ vốn góp cũng dẫn đến việc đưa ra quyết định không kịp thời, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Lựa chọn và thành lập loại hình doanh nghiệp phù hợp là bước quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Luật Tiền Phong tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, với thời gian và chi phí hợp lý nhất.

====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT  – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386