Nhà đất nào được phép giao dịch mua bán?

Luật Tiền Phong – Giao dịch về nhà ở được pháp luật quy định cụ thể nhằm tạo lập hành lang pháp lý để các bên tham gia giao dịch chủ động thực hiện theo đúng pháp luật cũng như là cơ sở để các cơ quan quản lý dễ dàng, chủ động hơn.

Vậy bạn đã biết về các quy định này chưa? Luật Tiền Phong sẽ giúp đỡ bạn!

1. Điều kiện của nhà đất trong giao dịch mua bán

Tại Luật nhà ở 2014 quy định về điều kiện của nhà tham gia giao dịch mua bán phải có đủ điều kiện như sau:

i) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

ii) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

iii) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

iv) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai thì không áp dụng điều kiện được quy định tại điểm (ii) và (iii) nêu trên.

Nhà đất nào được phép giao dịch mua bán?
Nhà đất nào được phép giao dịch mua bán?

Cũng trong một số trường hợp thì giao dịch về nhà không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận, đó là:

– Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;

– Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;

– Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước;

– Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;

– Nhận thừa kế nhà ở;

– Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

2. Thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở

Bước 1: Thỏa thuận, lập hợp đồng mua bán

Các bên tham gia giao dịch thỏa thuận lập hợp đồng. Hợp đồng cần đảm bảo các nội dung được quy định tại Điều 121 của Luật nhà ở 2014;

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận

Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó; trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi, nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.

Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 091 616 2618/ 0976 714 386 để được hỗ trợ. Với các luật sư giàu kinh nghiệm chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ hài lòng nhất!

============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *