(Luật Tiền Phong) – Không phải các trường hợp phạm tội đều là cố ý mà trong một số trường hợp vô ý phạm tội cũng bị xử lý hình sự. Để giúp các bạn phân biệt được các trường hợp vui và cố ý phạm tội Luật Tiền Phong biên tập bài viết sau đây để các bạn tham khảo.
Cố ý phạm tội là gì?
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Các nhà khoa học pháp lý hình sự có phân tích các hình thức cố ý phạm tội như: cố ý co dự mưu và cố ý đột xuất; cố ý xác định và cố ý không xác định. Việc xác định hình thức này không có ý nghĩa trong việc định tội mà có ý nghĩa để đánh giá về tính chất mức độ của hành vi khi xác định khung hình phạt.
– Cố ý có dự mưu là trường hợp trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người có hành vi đó đã suy nghĩ, tính toán cẩn thận mới bắt tay vào việc thực hiện tội phạm.
– Cố ý đột xuất là trường hợp một người vừa có ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó.
– Cố ý xác định là trường hợp trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người có hành vi đã xác định được hậu quả.
– Cố ý không xác định là trường hợp trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người có hành vi không hình dung chính xác hậu quả xảy ra như thế nào.
Vô ý phạm tội là gì?
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Khoa học Luật hình sự có đặt ra một số hình thức vô ý phạm tội sau đây:
– Vô ý vì cẩu thả: là trường hợp do cẩu thả mà người phạm tội không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước. Tiêu chuẩn để xác định một người phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc, một người bình thường cũng có thể thấy trước; ngoài ra còn phải căn cứ độ tuổi, trình độ nhận thức, trình độ văn hóa, tay nghề, chuyên môn…
– Vô ý vì quá tự tin: là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra.
Các trường hợp vô ý phạm tội thường Liên quan nhiều đến những người phạm tội hình sự trong quá trình hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Để được tư vấn chi tiết các vấn đề về pháp luật hình sự hoặc các vấn đề về lỗi trong khoa học Luật hình sự, các bạn liên hệ đến tổng đài 091 616 2618/ 0976 714 386.
BÀI LIÊN QUAN:
>>> Chế tài hình sự áp dụng đối với pháp nhân
>>> Tội phạm là gì và phân loại các loại tội phạm
>>> Phân biệt các trường hợp vô ý và cố ý phạm tội
>>> Tìm hiểu quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự
=============================
CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG
Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Luật sư Khúc Thị Quyên là Luật sư cao cấp của LTP, có điểm thi kết quả tập sự nghề Luật sư đứng thứ 2 toàn quốc. LS Quyên được đánh giá cao ở sự thông minh, nhiệt tình và trách nhiệm.