Quy định về việc xử lý phòng khám không tuân thủ quy định của pháp luật về xử lý chất thải

(Luật Tiền Phong)  xử lý chất thải là một trong những nội dung bắt buộc mà chủ cơ sở  phòng khám phải có đề án khi xin giấy phép hoạt động phòng khám. Trong quá trình hoạt động của phòng khám, chủ cơ sở phải tuân thủ đúng quy định đề án về xử lý chất thải mà nếu vi phạm chủ phòng khám sẽ bị xử phạt. Luật Tiền Phong tư vấn về việc xử phạt vi phạm hành chính cụ thể qua tình huống sau:

Quy định về việc xử lý phòng khám không tuân thủ quy định của pháp luật về xử lý chất thải
Quy định về việc xử lý phòng khám không tuân thủ quy định của pháp luật về xử lý chất thải

KHÁCH HÀNG HỎI:

Kính gửi luật sư,

Cạnh nhà tôi có phòng khám đa khoa hàng ngày xả nhiều rác thải y tế rất bẩn thỉu và nguy hiểm ra hè phố, được bọc trong các tủi nilon màu đen. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong đó còn nguyên cả kim tiêm, dây chuyền dịch đầy máu… Luật sư cho tôi hỏi có quy định phòng khám phải gom và xử lý chất thải y tế đúng nơi đúng chỗ hay không? nếu vi phạm thì xử lý như thế nào?

Chúng tôi xin cảm ơn.

LUẬT TIỀN PHONG TRẢ LỜI :

Vấn đề bạn hỏi, Công ty Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, chủ cơ sở khám, chữa bệnh phải tuân thủ quy định về công tác quản lý chất thải y tế theo đó, rác thải phải được thu gom, vật chất đến địa điểm được cơ quan nhà nước quy hoạch xử lý chất thải y tế.

Phương án xử lý chất thải phải được lập thành đề án trong hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám.

Trong quá trình hoạt động, chủ cơ sở khám, chữa bệnh phải phân công 01 lãnh đạo phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế và 01 khoa, phòng hoặc cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất thải y tế của cơ sở. Vi phạm các quy định trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b khoản 3 Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, cụ thể là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không xử lý chất thải y tế theo quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thứ hai, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

Theo Điều 89 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đến 25 triệu đồng, do vậy, khi phòng khám vi phạm quy định và hành vi đó bị xử phạt ở mức phạt từ 10-20 triệu thì thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện. Bạn nên làm đơn trình bày/phản ánh sự việc để người có thẩm quyền lập đoàn kiểm tra, xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư, hi vọng giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề mà bạn đang quan tâm, nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn chi tiết hơn nữa, vui lòng kết nối đến tổng đài 1900 6289 để được hỗ trợ.

Chúng tôi hỗ trợ người dân:

  • Tư vấn chi tiết các quy định của pháp luật về câu hỏi của khách hàng.
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn thư gửi đúng người có thẩm quyền giải quyết;
  • Cử luật sư đại diện tham gia cùng khách hàng trong quá trình cơ quan thẩm quyền xử lý đơn thư.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN:

>>>> Tư vấn điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ kính thuốc

>>>> Tư vấn về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả

Bạn vui lòng kết nối đến tổng đài 091 6162 618 để đăng ký dịch vụ.

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *