• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Start-up (Khởi nghiệp) và một số vấn đề pháp lý

(Luật Tiền Phong) – Start-up (Khởi nghiệp) là loại hình chưa được định nghĩa rõ ràng nhưng thường được đồng nhất thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2016 là năm bùng nổ của các start-up khi lần đầu tiên số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt tới con số 100.000 doanh nghiệp. Chưa nói đến việc thành lập các start-up có phải là phong trào nhất thời hay không nhưng cột mốc này là một điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh kinh tế nước nhà. Qua quá trình tìm hiểu và phân tích của Luật Tiền Phong, để khởi nghiệp thành công, người khởi nghiệp cần nắm vững một số vấn đề pháp lý như sau:

Start-up (Khởi nghiệp) và một số vấn đề pháp lý

Start-up (Khởi nghiệp) và một số vấn đề pháp lý

1. Thỏa thuận giữa các sáng lập viên

Dù start-up hình thành pháp nhân hay chưa hình thành pháp nhân thì vẫn cần phải xây dựng thỏa thuận giữa các sáng lập viên. Các vấn đề cần thỏa thuận bao gồm góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản, phân chia lợi ích, trách nhiệm… Hình thức, nội dung thỏa thuận phải phù hợp với các quy định của luật dân sự.

2. Thỏa thuận với các nhà đầu tư

Khi tiếp nhận vốn đầu tư, người khởi nghiệp phải có thỏa thuận với các nhà đầu tư về quyền sở hữu tài sản, nghĩa vụ thuế, các cam kết về quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên. Điều này đảm bảo việc thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp cũng như yêu cầu trách nhiệm pháp lý đối với cả start-up và nhà đầu tư.

3. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH (một thành viên và hai thành viên trở lên), Công ty cổ phần. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng xem xét đến loại hình doanh nghiệp khi quyết định đầu tư vốn vào các start-up. Vì vậy, người khởi nghiệp cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

4. Lựa chọn ngành, nghề đăng ký kinh doanh

Ngành, nghề đăng ký kinh doanh phải không thuộc các trường hợp pháp luật cấm kinh doanh. Trường hợp đăng ký kinh doanh ngành, nghề thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì người khởi nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh và xin chấp thuận tại các cơ quan chức năng theo quy định pháp luật.

5. Xác định vốn điều lệ và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Người khởi nghiệp phải xác định số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Pháp luật không quy định số vốn điều lệ tối thiểu nhưng trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề có yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải có vốn điều lệ phù hợp.

Doanh nghiệp cần xác định được cơ cấu tổ chức, người đại diện theo pháp luật theo các quy định của pháp luật hiện hành.

6. Lựa chọn tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp cần phải được lựa chọn kỹ lưỡng, phù hợp với định hướng thương hiệu của start-up. Tên doanh nghiệp không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký. Người khởi nghiệp có thể tra cứu thông tin tên doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Các vấn đề pháp lý về khởi nghiệp là cơ sở quan trọng cho sự hình thành và phát triển của các start-up. Luật Tiền Phong chuyên cung cấp thông tin pháp luật, tư vấn và hỗ trợ mọi vấn đề pháp lý về khởi nghiệp. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ hotline tư vấn miễn phí 091 616 2618/ 0976 714 386.

===========================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386