Luật Tiền Phong – Sở Công Thương là một trong những cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra và cấp Giấy xác nhận kiến thức về ATTP theo quy định pháp luật. Vậy thủ tục thực hiện tại đây như thế nào? Luật Tiền Phong sẽ tư vấn thủ tục kiểm tra và cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP thuộc thẩm quyền của Sở Công Thương trong bài viết sau đây:
-
1. Đối tượng phải kiểm tra và cấp Giấy xác nhận kiến thức về ATTP tại Sở Công Thương
Tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thì phải đăng ký kiểm tra và xin cấp Giấy xác nhận kiến thức về ATTP tại Sở Công thương nơi doanh nghiệp đặt địa điểm sản xuất, kinh doanh.
- 2. Thủ tục đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về ATTP tại Sở Công Thương
Tổ chức đề nghị cấp Giấy xác nhận phải lập một bộ hồ sơ, bao gồm:
– Đơn đề nghị kiểm tra, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo mẫu);
– Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
– Danh sách đề nghị kiểm tra để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo mẫu);
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị tương đương (có xác nhận của doanh nghiệp đề nghị).
Tổ chức phải nộp hồ sơ tại Sở Công thương. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, Sở Công Thương sẽ lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian, địa điểm tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi, cơ quan có thầm quyền cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho cá nhân thuộc tổ chức đạt yêu cầu.
Lệ phí: 30.000 đồng/người.
-
3. Yêu cầu về việc trả lời bộ câu hỏi kiến thức về ATTP
Cá nhân được cấp Giấy xác nhận về an toàn thực phẩm khi trả lời bộ câu hỏi kiến thức về ATTP đảm bảo các điều kiện sau:
– Phải trả lời đúng trên 80% câu hỏi ở mỗi phần (phần kiến thức chung về ATTP và kiến thức chuyên ngành về ATTP);
– Trường hợp cơ sở vừa sơ chế, chế biến vừa kinh doanh thực phẩm hoặc kinh doanh thực phẩm hỗn hợp thì cá nhân phải trả lời bộ câu hỏi được cơ quan có thẩm quyền xây dựng dựa trên bộ câu hỏi của các Bộ liên quan: Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Luật Tiền Phong đã tư vấn và hỗ trợ nhiều doanh nghiệp xin Giấy xác nhận kiến thức về ATTP cũng như xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP. Để nhận được hỗ trợ tốt nhất từ chúng tôi, vui lòng liên hệ Đường dây nóng: 1900 6289.
Có thể bạn quan tâm: Quy định mới nhất về thủ tục cấp giấy chứng nhận ATTP với cơ sở kinh doanh, Mẫu Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, Điều kiện để được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Luật sư Khúc Thị Quyên là Luật sư cao cấp của LTP, có điểm thi kết quả tập sự nghề Luật sư đứng thứ 2 toàn quốc. LS Quyên được đánh giá cao ở sự thông minh, nhiệt tình và trách nhiệm.