Luật Tiền Phong – Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá: từ ngữ; dấu hiệu; biểu tượng; hình ảnh để chỉ: một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hoá được sản xuất ra từ đó. Chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo nên. Cũng chính vì đó mà đăng ký đối với chỉ dẫn địa lý là một trong những phương án để đảm bảo cho quyền lợi của chủ sở hữu cũng như phổ biến rộng rãi hơn “tên tuổi” của hàng hóa.
Vậy thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý được thực hiện ra sao?
Một quy trình chung đối với thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đều trả qua các bước: Nộp đơn —Tiếp nhận đơn — Xử lý đơn — Công bố đơn — Ra quyết định.
Về cơ bản, thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý cũng trải qua các bước như trên. Cụ thể đối với từng bước, người nộp hồ sơ phải làm gì, cơ quan tiếp nhận tiến hành những bước như thế nào thì Luật Tiền Phong xin giới thiệu đến bạn đọc và quý khách hàng như sau:
1. Trình tự các bước đăng ký chỉ dẫn địa lý
– Nộp đơn:
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến trụ sở của Cục.
Kèm theo đơn đăng ký cần phải nộp những tài liệu gì, chúng tôi sẽ giới thiệu ở Mục 2.
– Tiếp nhận đơn:
Đơn đăng ký được nộp tại Bộ phận một cửa của Cục sở hữu trí tuệ. Tại đây, cán bộ một cửa sẽ tiếp nhận và ghi phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
– Thẩm định hình thức đơn:
Đơn tiếp nhận sẽ được chuyển cho Chuyên viên xử lý. Chuyên viên sẽ thực hiện kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
– Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:
Sau khi thẩm định hình thức, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo theo 2 trường hợp như sau:
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
– Công bố đơn:
Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
– Thẩm định nội dung đơn:
– Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
2. Hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý
– Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai (theo mẫu);
+ Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản);
+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý cũng không quá đơn giản mà có thể có nhiều nguyên do khiến hồ sơ bị trả ra hoặc phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ làm kéo dài thời gian. Chính vì vậy, người nộp hồ sơ trước khi làm thủ tục nên tìm hiểu cặn kẽ về hồ sơ, về thủ tục, về những lưu ý cần biết khi làm thủ tục,.. hoặc liên hệ đến một đơn vị dịch vụ uy tín để đảm bảo đến một kết quả mong đợi.
Và chúng tôi có thể giúp bạn!
Là một trong những đơn vị luật hàng đầu với các Luật sư chuyên ngành giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ Chuyên viên năng động, nhiệt huyết và vững vàng kiến thức, chúng tôi hoàn toàn tự tin có thể : Tư vấn và hỗ trợ dịch vụ cho đến khi hoàn thành thủ tục cho khách hàng.
==============================
CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG
Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Luật sư Khúc Thị Quyên là Luật sư cao cấp của LTP, có điểm thi kết quả tập sự nghề Luật sư đứng thứ 2 toàn quốc. LS Quyên được đánh giá cao ở sự thông minh, nhiệt tình và trách nhiệm.