• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh

(Luật Tiền Phong) – Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh (Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh).

Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh

Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh

Nội dung chính của bài viết:

Mời các bạn theo dõi!

1.  Điều kiện vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm

Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số được vay vốn với mức lãi suất thấp hơn được quy định như sau:

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.

Để được vay vốn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh trên cần đáp ứng các điều kiện vay vốn sau:

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh được thành lập và hoạt động hợp pháp;
  • Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, duy trì hoặc thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
  • Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
  • Có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật đối với dự án vay vốn từ 100 triệu đồng trở lên.

2.  Hồ sơ vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm

Cơ sở sản xuất, kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ vay vốn gồm:

  • Dự án vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án (theo mẫu);
  • Bản sao một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa);

+ Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã (đối với hợp tác xã);

+ Hợp đồng hợp tác (đối với Tổ hợp tác);

+ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với Hộ kinh doanh);

  • Văn bản ủy quyền của các thành viên ủy quyền cho người đại diện thực hiện các giao dịch liên quan đến vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội;
  • Giấy tờ chứng minh về tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có);
  • Giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số (nếu có), bao gồm:

+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật: Bản sao Quyết định về việc công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp;

+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số, bản sao chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách;

+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số, bản sao giấy xác nhận khuyết tật của những người lao động là người khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp, bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của những người lao động là người dân tộc thiểu số và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách.

3.  Trình tự thực hiện vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm

Bước 1. Người vay:

  • Lập Dự án vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm như trên;
  • Nộp Dự án vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và các giấy tờ khác trong Hồ sơ vay vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục.

Bước 2. Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục:

  • Kiểm tra, đối chiếu tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của đối tượng vay vốn, hồ sơ vay vốn, đồng thời lập Báo cáo thẩm định trình Trưởng phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng/Tổ trưởng Kế hoạch – Nghiệp vụ kiểm soát, sau đó trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt hồ sơ vay vốn;
  • Nếu không phê duyệt cho vay thì Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục thông báo từ chối cho vay ghi rõ lý do từ chối gửi đến khách hàng vay vốn;
  • Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục cùng khách hàng vay vốn lập Hợp đồng tín dụng; lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay và thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và theo quy định của NHCSXH (nếu có).

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Tiền Phong về thủ tục thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc hãy liên hệ 091 616 2618/ 0976 714 386 để được Luật Tiền Phong hỗ trợ.

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386