Các vấn đề cần lưu ý khi xin phép thành lập bệnh viện tư nhân

(Luật Tiền Phong) – Việc chuẩn bị hồ sơ và thẩm định mới là một quá trình phức tạp, đòi hỏi hiểu biết cơ bản về ngành y và có đủ kiến thức pháp lý mới có thể thực hiện được. Với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế hỗ trợ thành lập một số bệnh viện tư nhân, Luật Tiền Phong xin tổng hợp thành 4  vấn đề cần chú ý khi xin cấp phép thành lập bệnh viện như trong bài viết dưới đây.

Các vấn đề cần lưu ý khi xin phép thành lập bệnh viện tư nhân
Các vấn đề cần lưu ý khi xin phép thành lập bệnh viện tư nhân

1. Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động bệnh viện 

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

–  Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

–  Bản sao quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;

–  Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn và danh sách ghi rõ họ tên, số chứng chỉ, phạm vi hoạt động chuyên môn của từng người hành nghề đối với bệnh viện; bản sao chứng chỉ hành nghề của từng người hành nghề đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;

–  Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế của bệnh viện;

–  Bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ các nhân sự bệnh viện;

–  Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện:

+  Về cơ sở vật chất: bệnh viện phải được xây dựng và thiết kế theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam áp dụng cho bệnh viện.

+ Về nhân sự: Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn (ít nhất 50% hoạt động cơ hữu toàn thời gian), chứng chỉ hành nghề của tất cả những người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của bệnh viện.

+ Về thời gian thực hành của người chịu trách nhiệm về chuyên môn ít nhất là 54 tháng.

–  Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động;

–  Phương án hoạt động ban đầu;

–  Bản sao có chứng thực hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện không có phương tiện vận chuyển cấp cứu.

–  Bản dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn.

2.  Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động của bệnh viện

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế tại Bộ phận một cửa.

Cục sẽ cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ Nếu xét thấy hồ sơ chưa hợp lệ thì trong vòng 10 ngày, Cục phải ra thông báo để đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ trong đó thông báo phải nêu rõ những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi.

Tổ chức, cá nhân phải hoàn thiện hồ sơ theo thời hạn ghi trong thông báo, nếu trong 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ bổ sung, nếu Cục không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì sẽ xem xét hồ sơ và tiến hành thẩm định trực tiếp cơ sở. Quy trình thẩm định bao gồm các nội dung:

–  Thẩm định hồ sơ pháp lý;

–  Kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ y tế, tổ chức nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

–  Thẩm định phạm vi hoạt động chuyên môn;

Đoàn thẩm định phải lập biên bản thẩm định.Biên bản thẩm định được làm thành 03 bản: 01 bản lưu tại Bộ Y tế, 01 bản lưu tại Sở Y tế tỉnh nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở, 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thẩm định.

3.  Đoàn thẩm định để cấp giấy phép hoạt động cho bệnh viện

Liên quan đến đề nghị và hồ sơ đã nộp về việc thành lập bệnh viện của tổ chức, cá nhân Bộ Y tế thành lập đoàn thẩm định để cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện với các thành phần tham gia đoàn như sau:

  • Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh;
  • Đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế;
  • Đại diện lãnh đạo Vụ Y dược cổ truyền (đối với trường hợp thẩm định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền);
  • Đại diện Vụ Trang thiết bị và công trình y tế;
  • Đại diện Sở Y tế tỉnh nơi có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đóng trên địa bàn được giao quản lý;
  • Đại diện chuyên gia y tế của bệnh viện khác có chuyên khoa phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động đăng ký;
  • Các thành phần liên quan khác nếu cần (như đại diện cơ quan quản lý y tế của bộ, ngành đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc bộ, ngành khác);
  • Chuyên viên Cục Quản lý khám, chữa bệnh hoặc chuyên viên Vụ Y dược cổ truyền (đối với trường hợp thẩm định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền).

Tại buổi thẩm định Đoàn sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện, đại diện nhân sự chính của bệnh viện và bản gốc hồ sơ giấy tờ pháp lý. Cũng tại đây ban lãnh đạo bệnh viện sẽ trình bày về tư tưởng, mong muốn cũng như chính sách và phương án để thực hiện được kế hoạch này.

Mọi băn khoăn, thắc mắc về điều kiện để thành lập bệnh viện tư nhân cũng như các vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập cũng như các vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động, các bạn có thể liên hệ với tổng đài 091 616 2618/ 0976 714 386 của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

>>> 6 điều kiện cần đáp ứng khi xin giấy phép thành lập bệnh viện

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *