Bác sĩ gia đình có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn gì?

(Luật Tiền Phong) – Nối tiếp bài tư vấn về thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho phòng khám bác sĩ gia đình, bài viết này chúng tôi xin cung cấp quy định mới nhất của pháp luật về việc vấn đề “bác sĩ gia đình có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn gì”. Mời các bạn tham khảo:

Bác sĩ gia đình có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Bác sĩ gia đình có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Nguyên tắc hoạt động của bác sĩ gia đình

Bác sĩ gia đình hoạt động trên nguyên tắc chăm sóc sức khỏe liên tục, toàn diện, lồng ghép, phối hợp, dự phòng, hướng tới gia đình và cộng đồng. Bác sĩ gia đình xây dựng và duy trì mối quan hệ tin cậy và lâu dài với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng.

Chức năng và nhiệm vụ của bác sĩ gia đình

1. Bác sĩ gia đình có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, quản lý, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe toàn diện cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng.

2. Bác sĩ gia đình có các nhiệm vụ sau đây:

a) Quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục cho cá nhân, cho hộ gia đình và cộng đồng.

b) Sàng lọc, phát hiện sớm các loại bệnh tật.

c) Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng phù hợp với phạm vi chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

d) Tư vấn về sức khỏe, phòng bệnh, phòng chống nguy cơ đối với sức khỏe nhằm nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong việc chủ động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe.

đ) Cung cấp thông tin liên quan đến sức khỏe của cá nhân, hộ gia đình do bác sĩ gia đình quản lý sức khỏe theo quy định của pháp luật.

e) Các nhiệm vụ khác phù hợp với phạm vi hành nghề được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

Quyền của bác sĩ gia đình

1. Được tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

2. Được chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp về chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cần thiết theo quy định của Bộ Y tế.

3. Được nhận thông tin phản hồi của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi nhận người bệnh do phòng khám bác sĩ gia đình chuyển đến.

4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Để được biết thêm chi tiết các vấn đề liên quan đến bác sĩ gia đình cũng như thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho phòng khám bác sĩ gia đình các bạn liên hệ đến tổng đài 091 616 2618/ 0976 714 386 của Luật Tiền Phong nhé.

Luật sư Tiền Phong
Luật sư Tiền Phong

Bài liên quan:

>>> Tư vấn cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình

>>> Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ gia đình

>>> Vai trò của bác sĩ gia đình trong hệ thống cơ sở khám chữa bệnh

 ================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tầng 25B1, toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *