(Luật Tiền Phong) – Cùng với giao lưu, chuyển giao công nghệ, phát triển y tế hiện đại vì vậy các chúng ta có một lượng đông đảo bác sỹ nước ngoài đến Việt Nam làm việc. Tuy nhiên khi làm việc ở Việt Nam thì phải đáp ứng các điều kiện hành nghề, ngôn ngữ trong khám chữa bệnh. Tuy nhiên, việc học tiếng Việt không phải đơn giản khi ngôn ngữ của chúng là được đánh giá là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới, đặc biệt lại trong lĩnh vực y khoa. Nên các bác sỹ sẽ có phiên dịch để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là một trong những phương án nhanh và hiệu quả nhất khi muốn hành nghề. Vậy tiêu chí nào để công nhận người đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh sẽ được chúng tôi làm rõ ở bài viết này.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật khám bệnh, chữa bệnh số: 15/2023/QH15;
- Nghị định 96/2023/NĐ-CP.
2. Phiên dịch là gì?
Phiên dịch là việc diễn giải lời nói của người này cho người khác bằng một thứ ngôn ngữ khác. Người thực hiện việc này được gọi là phiên dịch viên.
Quá trình phiên dịch chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Phiên dịch viên sau khi nghe ngôn ngữ nguồn sẽ phải ngay lập tức diễn giải lại bằng ngôn ngữ đích.
Phiên dịch viên phải có khả năng dịch xuôi và dịch ngược ngay tại chỗ mà không cần tra từ điển hoặc sử dụng các tài liệu tham khảo khác. Vì vậy họ sẽ không thể dịch được nếu không hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu nói và họ cũng không thể giải thích cho người khác khi có điều gì đó họ không thực sự hiểu rõ.
3. Tiêu chí để công nhận đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh
Căn cứ Điều 35 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
- Tiêu chuẩn của người phiên dịch cho người hành nghề nước ngoài khi khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh không có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề hoặc người bệnh không có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký: có khả năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người hành nghề và người bệnh sử dụng;
- Tiêu chuẩn của người phiên dịch cho người hành nghề nước ngoài vào Việt Nam để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nước ngoài:
- Có khả năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người hành nghề nước ngoài sử dụng;
- Có giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Lưu ý khi khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài hành nghề tại Việt Nam: Việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng tiếng Việt. Trường hợp người hành nghề là người nước ngoài thì việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và phải được dịch sang tiếng Việt, có chữ ký của người phiên dịch trên đơn thuốc.
4. Thủ tục xin đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh
- Hồ sơ đề nghị kiểm tra và công nhận thành thạo ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng;
- Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Hồ sơ đề nghị công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận biết thành thạo tiếng Việt hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh quy định;
- Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng;
- Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.;
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;
- Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo tối thiểu từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên hoặc lương y và bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch.
5. Luật Tiền Phong mang đến lợi ích gì cho bạn?
Là đơn vị tư vấn luật thành lập từ năm 2011 với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm, Luật Tiền Phong có thể trả lời cũng như tư vấn cho các bạn tất cả các khía cạnh thực tế của việc lập hồ sơ, nộp hồ sơ liên quan đến các thủ tục lĩnh vực y tế, có thể kể đến như:
- Tư vấn các quy định về Luật khám bệnh, chữa bệnh mới nhất;
- Đại diện thực hiện các thủ tục hành chính như: xin giấy phép hành nghề (đối với người Việt Nam, người nước ngoài), giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh; xin xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh….;
- Xử lý các trường hợp khó, xin nhanh nếu khách hàng có nhu cầu.
Trên đây là bài chia sẻ về Tiêu chí để công nhận người đủ trình độ phiên dịch trong hoạt động khám bệnh, chưa bệnh? của Luật Tiền Phong. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
==========================
Công ty Luật TNHH Tiền Phong
Điện thoại tư vấn: 091.6162.618 và 097.8972.587
Email: Contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Chuyên viên Nguyễn Thị Xim chuyên về GP con của LTP. Thế mạnh của CV là sự thông minh, linh hoạt và đạo đức trong công việc.