Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa

(Luật Tiền Phong) – Hiện nay nhà nước mở cửa cho các dịch vụ y tế tư nhân để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của đông đảo người dân. Vì thế trong thời gian qua Công ty luật Tiền Phong đã hỗ trợ được rất nhiều giấy phép hoạt động chuyên khoa cũng như đa khoa. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được các quy định của pháp luật về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa, bài viết sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn quy định mới nhất về vấn đề này để các bạn tham khảo:

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa

Thứ nhất,  điều kiện về cơ sở vật chất  đối với phòng khám chuyên khoa

Cơ sở muốn xin giấy phép của phòng khám chuyên khoa cần đáp ứng được các quy định cụ thể về điều kiện nuôi chúng tôi trích dẫn sau đây:

+ Về địa điểm:  phòng khám chuyên khoa phải có một địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh.

+ Phòng khám chuyên khoa phải có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu).

.+ Phòng khám chuyên khoa phải bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

+ Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

+ Về diện tích, phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10 m2 và nơi đón tiếp người bệnh (trừ Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông).

Riêng đối với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất là 12 m2; phòng khám phục hồi chức năng phải có thêm buồng phục hồi chức năng có diện tích ít nhất là 10 m2; Phòng khám, điều trị HIV/AIDS phải có diện tích ít nhất là 18 m2 (không bao gồm khu vực chờ khám), được chia thành hai buồng thực hiện chức năng khám bệnh và tư vấn cho người bệnh.

– Ngoài ra, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

+ Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì phòng thủ thuật phải có diện tích ít nhất là 10 m2;

+ Trường hợp thực hiện thăm dò chức năng thì phòng thăm dò chức năng phải có diện tích ít nhất là 10 m2;

+ Trường hợp thực hiện việc khám phụ khoa hoặc khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì phòng khám phải có diện tích ít nhất là 10 m2;

+ Trường hợp thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình thì phòng thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình phải có diện tích ít nhất là 10 m2;

+ Trường hợp thực hiện bó bột thì phòng bó bột phải có diện tích ít nhất là 10 m2;

+ Trường hợp thực hiện vận động trị liệu thì phòng vận động trị liệu phải có diện tích ít nhất là 20 m2;

+ Trường hợp phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt có hơn 01 ghế răng thì phải bảo đảm diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2;

+ Trường hợp phòng khám chuyên khoa sử dụng thiết bị bức xạ (bao gồm cả thiết bị X-Quang chụp răng gắn liền với ghế răng) phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;

+ Trường hợp phòng khám, điều trị HIV/AIDS có cấp phát thuốc kháng HIV (ARV) phải có nơi bảo quản và cấp phát thuốc kháng HIV (ARV) đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

– Phải bố trí khu vực tiệt trùng riêng biệt để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại.

– Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với các phòng thực hiện thủ thuật.

– Có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ, chăm sóc người bệnh.

>>> Tư vấn 3 nội dung cần chú ý khi xin giấy phép phòng khám bác sỹ gia đình

>>> Tư vấn điều kiện mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh

>>> Tư vấn thủ tục thành lập phòng chẩn trị y học cổ truyền

Thứ hai, về điều kiện về thiết bị y tế đối với phòng khám chuyên khoa

Phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng các điều kiện cụ thể vềi thiết bị y tế như sau:

– Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;

– Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;

– Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không phải có thiết bị, dụng cụ y tế nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.

Thứ ba,  điều kiện về nhân sự  đối với phòng khám chuyên khoa

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký.

+ Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.

Ngoài ra, riêng đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện như sau:

+ Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng;

+ Phòng khám, điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sỹ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp y học cổ truyền;

+ Phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sỹ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS;

+ Phòng khám dinh dưỡng: Là bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng;

+ Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ;

+ Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sỹ chuyên khoa nam học hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học.

– Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

Trên đây là bài viết tóm tắt các điều kiện để xin giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa,  Luật Tiền Phong Xin tư vấn chi tiết để các bạn tham khảo, Nếu các bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ xin giấy phép phòng khám chuyên khoa trọn gói vui lòng kết nối với tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6289 của chúng tôi để đăng ký nhé.

================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tầng 25B1, toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *