Một số vấn đề về xuất khẩu và nhập khẩu mỹ phẩm

(Luật Tiền Phong) – Mỹ phẩm là loại hàng hóa được cho phép xuất khẩu, nhập khẩu. Việc xuất khẩu và nhập khẩu mỹ phẩm phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Sau đây là một số vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu và nhập khẩu mỹ phẩm.

Có thể bạn quan tâm:

Đăng ký lưu hành mỹ phẩm nhập khẩu

Đăng ký quảng cáo mỹ phẩm

Một số vấn đề về xuất khẩu và nhập khẩu mỹ phẩm
Một số vấn đề về xuất khẩu và nhập khẩu mỹ phẩm

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 14/6/2005;
  • Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 do Quốc hội ban hànhngày 12/6/2017;
  • Nghị định 09/2018/NĐ – CP ban hành ngày 15/01/2028 của Chính phủ, quy định chi tiết Luật Thương Mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
  • Thông tư 06/2011/TT-BYT ban hành ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về Quản lý mỹ phẩm.

2. Xuất khẩu mỹ phẩm

Doanh nghiệp muốn thực hiện việc xuất khẩu mỹ phẩm phải thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định pháp luật hiện hành và các yêu cầu của nước nhập khẩu. Cụ thể, một số giấy tờ cần phải chuẩn bị là Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) và Giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” – CGMP. (Căn cứ theo Điều 33 và 34 Thông tư 06/2011/TT-BYT)

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước để xuất khẩu được cấp bởi Sở Y tế cấp tỉnh. Thủ tục xin cấp CFS phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. (Tham khảo bài viết Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với với sản phẩm, hàng hóa xuất, nhập khẩu.)
  • Giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” của hiệp hội các nước Đông Nam á (CGMP – ASEAN) được cấp bởi Cục Quản lý dược – Bộ Y tế. Bộ Y tế xem xét hồ sơ, lên kế hoạch và quyết định thành lập đoàn kểm tra, thông báo cho cơ sở ít nhất 10 ngày trước khi tiến hành kiểm tra. Hồ sơ bao gồm:

+ Phiếu đăng ký kiểm tra “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (Theo mẫu);

+ Sơ đồ tổ chức và nhân sự của cơ sở, quá trình công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực được phân công của các cán bộ phụ trách các bộ phận;

+ Sơ đồ vị trí và thiết kế của nhà máy;

+ Danh mục thiết bị hiện có của nhà máy;

+ Biên bản tự thanh tra “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm”.

3. Nhập khẩu mỹ phẩm

Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 06/2011/TT-BYT, thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm trong một số trường hợp đặc biệt như sau:

– Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để nghiên cứu, kiểm nghiệm thì phải gửi đơn hàng nhập khẩu tới Cục Quản lý dược – Bộ Y tế. Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu;

– Trường hợp tổ chức, cá nhân nhận mỹ phẩm là quà biếu, quà tặng thì phải làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định. Lưu ý là tổng giá trị mỗi lần nhận phải không được vượt quá định mức hàng hóa được miễn thuế theo quy định. Các mẫu mỹ phẩm không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường;

– Trường hợp tổ chức nhập khẩu mỹ phẩm để trưng bày tại hội chợ, triển lãm và các trường hợp tạm nhập tái xuất khác thì phải làm thủ tục xin cấp giấy phép tạm nhập tái xuất tại Bộ Công thương theo quy định pháp luật.

Khi xuất, nhập khẩu mỹ phẩm, doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong một số công đoạn như công bố mỹ phẩm, xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), Giấy chứng nhận CGMP. Sử dụng dịch vụ của Luật Tiền Phong, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ Quý doanh nghiệp thực hiện các công đoạn này và các vấn đề khác có liên quan.

Mọi vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline: 091 616 2618/ 097 8972 587!

——————————————-

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Điện thoại tư vấn: 091.6162.618 và 097.8972.587

Email: Contact@luattienphong.vn.

Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *