• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Những việc bắt buộc phải làm sau khi được cấp giấy phép xuất khẩu gạo

(Luật Tiền Phong) – Sở dĩ các trường hợp xuất khẩu gạo phải xin giấy phép vì đây là một hàng hóa đặc biệt liên quan trực tiếp đến lợi ích của người trồng lúa và cần bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước. Do đó, sau khi được cấp giấy phép doanh nghiệp/hộ kinh doanh cần lưu ý các quy định sau:

Những việc bắt buộc phải làm sau khi được cấp giấy phép xuất khẩu gạo

Những việc bắt buộc phải làm sau khi được cấp giấy phép xuất khẩu gạo

Thứ nhất, về dữ trự lưu thông

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh xuất khẩu gạo phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 06 tháng trước đó.

Thứ hai, mua thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu

Khi kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các điểm mua thóc, gạo và công bố các điểm mua, niêm yết giá mua theo chất lượng, chủng loại thóc, gạo hàng hóa và mùa vụ thu hoạch để người nông dân biết và trực tiếp giao dịch.

Trường hợp mua thóc, gạo hàng hóa qua thương nhân khác hoặc từ các cơ sở chế biến, thương nhân và các cơ sở chế biến phải liên kết, tổ chức thành hệ thống ổn định để thực hiện quy định nêu trên.

Thứ ba, về chất lượng gạo xuất khẩu

Gạo xuất khẩu phải bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bao bì, ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, truy xuất nguồn gốc theo quy định của nước nhập khẩu; trừ trường hợp nhà nhập khẩu có yêu cầu khác thì thực hiện theo yêu cầu của nhà nhập khẩu

Thứ tư, phải báo cáo tới Bộ Công Thương, Sở Công Thương

– Báo cáo ngay bằng văn bản với Bộ Công Thương, Sở Công Thương cấp tỉnh nơi thương nhân có kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã kê khai để được cấp Giấy chứng nhận khi không đáp ứng được các điều kiện kinh doanh hoặc khi có thay đổi về kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh;

– Báo cáo tình hình ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo  tới Bộ Công Thương vào ngày 20 hàng tháng;

– Báo cáo lượng thóc, gạo thực tế tồn kho của thương nhân theo từng chủng loại cụ thể vào thứ 5 hàng tuần;

– Báo cáo định kỳ theo quý ,năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Báo cáo dưới dạng tệp dữ liệu điện tử được gửi đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) qua hòm thư điện tử: phongnlts@moit.gov.vn. Trong trường hợp có trục trặc kỹ thuật ảnh hưởng đến việc gửi dữ liệu, thương nhân gửi bản fax báo cáo về Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) qua số fax: 024.22205520.

Có thể bạn quan tâm: 

Trường hợp xuất khẩu gạo không phải xin giấy phép

Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận xuất khẩu gạo do thay đổi thông tin, bị mất

Những trường hợp bị thu hồi giấy phép đủ điều kiện xuất khẩu gạo

Cấp giấy phép đủ điều kiện xuất khẩu gạo

================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386