Luật Tiền Phong – Cầm cố và thế chấp là 2 trong số những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Vậy 2 biện pháp này có điểm gì khác nhau? Áp dụng cầm cố hay thế chấp trong trường hợp nào cho hợp lý? Bài viết sau đây sẽ giải đáp câu hỏi này.
1. Khái niệm về cầm cố và thế chấp
– Cầm cố tài sản: Là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
– Thế chấp tài sản: Là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp
2. Điểm khác nhau giữa cầm cố và thế chấp
– Về bản chất:
+ Cầm cố: Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thuộc vật quyền, trong đó bắt buộc có sự chuyển giao tài sản (chuyển giao dưới dạng vật chất);
+ Thế chấp: Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thuộc vật quyền, trong đó không có sự chuyển giao tài sản mà chỉ giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp (chuyển giao dưới dạng giấy tờ)
– Về đối tượng:
+ Tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình, gồm: động sản; các giấy tờ có giá (trái phiếu, cổ phiếu,…)
+ Tài sản thế chấp, gồm: động sản; bất động sản; tài sản được hình thành trong tương lai; tài sản đang cho thuê cũng như hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản (nếu pháp luật có quy định và các bên thỏa thuận); tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng có thể được thế chấp.
– Về thời điểm có hiệu lực:
+ Cầm cố có hiệu lực khi bên cầm cố chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.
+ Đối với thế chấp, khi bên thế chấp chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản cho bên nhận thế chấp thì thế chấp có hiệu lực.
– Về quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố/ nhận thế chấp:
+ Bên nhận cầm cố được hưởng lợi tức, hoa lợi từ tài sản cầm cố; xử lý tài sản cầm cố nếu bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng/không đầy đủ nghĩa vụ đồng thời phải bảo quản tài sản cho bên cầm cố.
+ Bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Ngược lại, bên nhận thế chấp không được hưởng lợi tức, hoa lợi từ tài sản thế chấp, không phải lo bảo quản tài sản cho bên thế chấp. Tuy nhiên, thường bên nhận thế chấp sẽ nắm giữ giấy tờ tài sản chứ không trực tiếp nắm giữ tài sản nên thế chấp chịu rủi ro cao hơn trong trường hợp giấy tờ giả, tài sản bị thay đổi trong thời gian thế chấp,…
Hãy liên hệ Luật Tiền Phong để được tư vấn pháp luật cũng như các dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Chúng tôi sẽ tư vấn, cung cấp chi tiết các quy định liên quan đến vấn đề khách hàng băn khoăn và hỗ trợ giải quyết với cam kết làm hài lòng khách hàng. Mọi thông tin vui lòng gọi 091 616 2618/ 0976 714 386!
=============================
CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG
Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Luật sư Khúc Thị Quyên là Luật sư cao cấp của LTP, có điểm thi kết quả tập sự nghề Luật sư đứng thứ 2 toàn quốc. LS Quyên được đánh giá cao ở sự thông minh, nhiệt tình và trách nhiệm.