• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Quy định về học nghề

(Luật Tiền Phong) – học nghề là quá trình người lao động được hướng dẫn, đào tạo (có thể được cấp chứng chỉ) để giúp người lao động thực hiện công việc hiệu quả hơn. Pháp luật lao động có quy định về vấn đề này và Công ty Luật Tiền Phong hướng dẫn quy định về học nghề trong bài viết sau:

Quy định về học nghề

Quy định về học nghề

Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm hỗ trợ người lao động được đào tạo nghề

Hàng năm người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch và dành kinh phí cho việc đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; việc đào tạo cho người lao động phải được thực hiện trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.

Về góc độ quản lý nhà nước: Người sử dụng lao động phải báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong báo cáo hằng năm về lao động.

Người lao động có nghĩa vụ học nghề để làm việc

Người lao động nếu học nghề để phục vụ cho công việc thì không phải đóng phí học nghề cho người sử dụng lao động.

Nếu người sử dụng lao động đào tạo nghề cho người sử dụng lao động thì phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề với số lượng 02 bản, mỗi bên giữ 1 bản.

Người lao động có thể được trả lương trong khi học nghề nếu làm ra sản phẩm hợp quy cách, mức lương theo thoả thuận.

Khi hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động.  Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Hợp đồng đào tạo nghề

Trong một số trường hợp hai bên có thể ký hợp đồng đạo tạo nghề, cụ thể khi việc đào tạo nghề  tại các địa bàn xa (khác tỉnh, thành phố, thậm chí là ra nước ngoài) mà sử dụng bằng kinh phí của người sử dụng lao động thì hai bên phải ký hợp đồng đào tạo nghề.

Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

c) Chi phí đào tạo;

d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Nếu việc đào tạo được thực hiện ở nước ngoài thì chi phí còn gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Như vậy, không phải khi nào người lao động học nghề cũng được người sử dụng lao động đài thọ toàn bộ và người lao động khi sử dụng kinh phí của người sử dụng lao động để đào tạo nghề thì có nghĩa vụ phải lao động cho người sử dụng lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu vi phạm thời hạn này thì phải bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Quy định về đối thoại tại nơi làm việc

>>> Người lao động được nghỉ ngơi như thế nào?

>>> Quy định mới nhất về xử lý kỷ luật lao động

>>> Khi nào người lao động phải bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động?

 =======================================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386