(Luật Tiền Phong) – Quyền sở hữu trí tuệ là một trong các loại quyền tài sản là tổ chức cá nhân được xác lập thông qua thủ tục hành chính đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ quyền sở hữu của mình đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Bài viết sau đây chúng tôi xin tư vấn về thủ tục góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ vào doanh nghiệp để các bạn tham khảo:
Thủ tục góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ vào doanh nghiệp
1. Các loại quyền sở hữu trí tuệ được phép góp vốn
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, pháp nhân đối với các sản phẩm trí tuệ do con người sáng tạo. Các sản phẩm trí tuệ này phải được pháp luật công nhận và thừa nhận. Quyền bảo hộ đối với các đối tượng sản phẩm trí tuệ được thực hiện thông qua các văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: (i) Quyền tác giả các tác phẩm văn học và nghệ thuật; (ii) Sáng chế, giải pháp hữu ích; (iii) bí mật kinh doanh; (iv) kiểu dáng công nghiệp; (v) nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ; (vi) chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hoá; (vii) tên thương mại; (viii) giống cây trồng mới; (ix) thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; (x) quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp.
Điều kiện để được góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ:
– Bên góp vốn phải là chủ sở hữu của các đối tượng sở hữu trí tuệ;
– Các đối tượng sở hữu trí tuệ góp vốn phải là những tài sản không bị tranh chấp không bị thế chấp hoặc bảo lãnh tại đâu;
– Việc góp vốn này chỉ áp dụng với quyền nhân thân gắn với quyền tài sản và quyền tài sản trong quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (trừ việc góp vốn bằng quyền sử dụng nội dung các tác phẩm khoa học là các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn); quyền tài sản của chủ sở hữu của quyền liên quan; quyền SHCN đối với sáng chế, nhãn hiệu, KDCN, thiết kế bố trí, BMKD, tên thương mại (chỉ trong trường hợp góp vốn bằng quyền sở hữu tên thương mại và việc góp vốn này phải kèm theo cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó); quyền đối với giống cây trồng.
2. Thủ tục thực hiện giao dịch góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ
Trước khi thực hiện trả góp vốn bằng quyền sáng trí tuệ thì tổ chức hoặc cá nhân góp vốn bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ đối với đối tượng sở hữu trí tuệ của mình.
Các bạn có thể tham khảo bài viết về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Luật Tiền Phong tại đây.
Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ phải được lập thành văn bản hợp đồng được công chứng chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Hồ sơ đăng ký góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Giấy tờ nhân thân của hai bên góp vốn và bên nhận góp vốn.
- Hợp đồng góp vốn.
- Biên bản định giá tài sản góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ.
- Đơn được kê khai theo mẫu của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Về công tác định giá tài sản các bạn có thể tham khảo bài viết của chúng tôi tại đây.
3. Vấn đề Thuế và chi phí khi góp vốn bằng tài sản là đối tượng sở hữu trí tuệ
Khi góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp là quyền xử trí tuệ thì các bên không phải nộp thuế thu nhập cũng như lệ phí trước bạ Nhưng sẽ phải nộp những cái lệ phí chi phí hành chính tại cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Luật Tiền Phong giải đáp các câu hỏi liên quan tới việc góp vốn tại tổng đài 1900 6289 các bạn liên hệ để được tư vấn nhé.
>>> Tư vấn thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất
>>> Tư vấn thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp
>>> Tư vấn công tác định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp
==========================
Công ty Luật TNHH Tiền Phong
Điện thoại tư vấn: 091.6162.618 và 097.8972.587
Email: Contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.