(Luật Tiền Phong) – Qua bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc cái nhìn tổng quan và chi tiết về Thủ tục xin cấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô. Mời các bạn theo dõi!
Bài viết bao gồm các nội dung chính như sau:
1. Cơ sở pháp lý của thủ tục xin cấp phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 2. Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 3. Trình tự, thủ tục xin cấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô 3.1 Đăng ký thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh |
1. Cơ sở pháp lý của thủ tục xin cấp phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
– Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
– Luật Đầu năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2016);
– Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (có hiệu lực từ ngày 01/04/2020).
2. Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên đối với một số ngành đặc biệt, nhà nước đặt ra các điều kiện đòi hỏi người kinh doanh phải đáp ứng nếu muốn muốn kinh doanh ngành nghề đó.
Kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô cũng là một trong những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật Đầu tư 2014 (sửa đổi, sung năm 2016). Các điều kiện chung đặt ra đối với đơn vị kinh doanh vận tải được quy định tại Luật Giao thông đường bộ bao gồm:
Về chủ thể đăng ký: phải đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
Người kinh doanh vận tải phải là doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh. Đây là điều kiện đầu tiên và cơ bản, yêu cầu về tư cách của người kinh doanh.
Về phương tiện kinh doanh: Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh.
Quy định này được đặt ra nhằm bảo đảm cho hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định và an toàn, các phương tiện ô tô cần đáp ứng một số tiêu chí nhất định. Xem thêm về các tiêu chí này tại đây.
Ngoài ra phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ. Cùng tham khảo Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô có thể áp dụng đúng với phương tiện kinh doanh.
- Về nhân sự:
- Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản;
- Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông;
- Không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
- Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
- Về cơ sở vật chất: Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
Ngoài ra, chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ và phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
- Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;
- Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai (riêng đối với vận tải hành khách).
Để chứng minh đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải thì các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bắt buộc phải xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục sẽ được Luật Tiền Phong cụ thể hóa ở phần còn lại của bài viết.
3. Trình tự, thủ tục xin cấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
3.1 Đăng ký thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
Như đã đề cập ở trên thì chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh mới được kinh doanh dịch vụ vận tải và trong các ngành nghề đăng ký kinh doanh thì phải có mã ngành vận tải đường bộ. Do đó, nếu chưa thành lập các tổ chức này thì các bạn có thể tiến hành ngay, thủ tục thành lập cũng không quá phức hay mất nhiều thời gian. Các bạn có thể tham khảo các thủ tục thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, Luật Tiền Phong đã có những bài viết rất chi tiết về hồ sơ và trình tự thực hiện các thủ tục hành chính này.
Trong trường hợps đã thành lập một trong các loại hình trên và đã hoạt động ở các ngành nghề khác, muốn chuyển sang hoặc kinh doanh thêm vận tải bằng ô tô thì cần đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền để có thể tiến hành bước tiếp theo.
3.2 Xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định 10/2020/NĐ-CP);
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
- Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
Ngoài ra, các bạn có thể được yêu cầu nộp thêm:
- Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh: Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Các bước thực hiện:
- Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
4. Dịch vụ hỗ trợ trọn gói của Luật Tiền Phong
Chúng tôi là đơn vị có kinh nghiệm hỗ trợ các tổ chức thực hiện thủ tục xin cấp phép kinh doanh vận tải với dịch vụ trọn gói bao gồm:
-
- Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải;
- Hỗ trợ soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh, xin giấy phép;
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả các thủ tục hành chính;
Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 091 616 2618/ 0976 714 386 để được lắng nghe và được cung cấp dịch vụ chất lượng.
Bài viết liên quan:
>>> Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải
>>> Có mấy hình thức kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô?
>>> Quy định về phù hiệu, biển hiệu của xe ô tô
=============================
CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG
Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
*Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự kiện khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Hoặc có thể điều luật dẫn chiếu trong văn bản tại thời điểm bạn đọc đã thay đổi. Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ với luật sư qua email Contact@luattienphong.vn hoặc tổng đài 091 616 2618/ 0976 714 386.
Luật sư Khúc Thị Quyên là Luật sư cao cấp của LTP, có điểm thi kết quả tập sự nghề Luật sư đứng thứ 2 toàn quốc. LS Quyên được đánh giá cao ở sự thông minh, nhiệt tình và trách nhiệm.