(Luật Tiền Phong) – Điều kiện cấp giấy phép phòng khám chuyên khoa được quy định như thế nào trong Luật Khám, chữa bệnh 2023 (hiệu lực từ ngày 1/1/2024)? Vui lòng đọc bài viết chia sẻ của chúng tôi dưới đây để biết chi tiết.
![Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa Điều kiện cấp giấy phép phòng khám chuyên khoa 2024](https://luattienphong.vn/wp-content/uploads/2018/05/Picture1-519x400.png)
1. Căn cứ pháp lý:
- Luật Khám bệnh, chữa bệnh số: 15/2023/QH15 ngày 9 tháng 01 năm 2023;
- Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023;
- Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 quy định chi tiết một số Điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
- Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Điều kiện thành lập phòng khám chuyên khoa
2.1 Về địa điểm xây dựng và cách thiết kế phòng khám:
Địa điểm, diện tích, cách bố trí các khu vực của Phòng khám theo hướng dẫn tại Điều 40, Điều 43 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau:
- Phòng khám phải được xây dựng và thiết kế tại địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng chất liệu dễ tẩy rửa vệ sinh;
- Phòng khám phải đảm bảo an toàn chịu lực, phòng cháy và chữa cháy, kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo vệ môi trường, an toàn bức xạ (nếu có làm thêm Xquang, siêu âm); bảo đảm đủ điện, nước phục vụ hoạt động của phòng khám;
- Có biển hiệu, có sơ đồ và biển chỉ dẫn đến các khu vực của PK.
- Phòng khám phải có nơi đón tiếp người bệnh, phòng khám bệnh có diện tích tối thiểu 10 m2;
- Trường hợp có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật thì ngoài phòng khám bệnh phải có thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật có diện tích tối thiểu 10 m2; nếu có thực hiện kỹ thuật vận động trị liệu thì phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật phải có diện tích tối thiểu 20 m2.
- Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.
- Ngoài ra, phòng khám còn phải đáp ứng những điều kiện cở sở vật chất riêng biệt, tùy thuộc vào từng loại hình phòng khám chuyên khoa (chuyên khoa nội, chuyên khoa da liễu,….).
2.2 Về trang thiết bị y tế của phòng khám:
Phòng khám phải có các trang thiết bị phù hợp, cụ thể:
- Phòng khám phải có đủ các thiết bị, dụng cụ y tế tương ứng với phạm vi hoạt động chuyên môn trong hồ sơ.
- Ngoài ra, về trang thiết bị y tế và thuốc tối thiểu về cấp cứu phản vệ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần có:
- Oxy;
- Bóng AMBU và mặt nạ người lớn và trẻ nhỏ;
- Bơm xịt salbutamol;
- Bộ đặt nội khí quản và/hoặc bộ mở khí quản và/hoặc mask thanh quản;
- Nhũ dịch Lipid 20% lọ 100ml (02 lọ) đặt trong tủ thuốc cấp cứu tại nơi sử dụng thuốc gây tê, gây mê;
- Các thuốc chống dị ứng đường uống;
- Dịch truyền: natriclorid 0,9%.
- Có hộp thuốc chống sốc, thành phần hộp thuốc chống sốc đầy đủ, đảm bảo theo quy định pháp luật.
2.3 Thành phần hộp thuốc chống sốc gồm có:
STT | Nội dung | Đơn vị | Số lượng |
1 | Phác đồ, sơ đồ xử trí cấp cứu phản vệ (Phụ lục III, Phụ lục X) | bản | 01 |
2 |
Bơm kim tiêm vô khuẩn: | ||
– Loại 10ml | cái | 02 | |
– Loại 5ml | cái | 02 | |
– Loại 1ml | cái | 02 | |
– Kim tiêm 14-16G | cái | 02 | |
3 | Bông tiệt trùng tẩm cồn | gói/hộp | 01 |
4 | Dây garo | cái | 02 |
5 | Adrenalin 1mg/1ml | ống | 05 |
6 | Methylprednisolon 40mg | lọ | 02 |
7 | Diphenhydramin 10mg | ống | 05 |
8 | Nước cất 10ml | ống | 03 |
2.4 Nhân sự của phòng khám:
Điều kiện về nhân sự để thành lập phòng khám thì quan trọng nhất là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám – người đứng đầu cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có giấy phép hành nghề/chứng chỉ hành nghề còn hạn, có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp.
- Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.
- Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở (làm việc theo thời gian làm việc của phòng khám).
Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản.
Các nhân sự khác trong phòng khám cần đảm bảo điều kiện:
- Nhân sự khác hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có GP hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công, phù hợp với GPHN;
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám sẽ phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản.
>>> Tư vấn 3 nội dung cần chú ý khi xin giấy phép phòng khám bác sỹ gia đình
>>> Tư vấn điều kiện mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh
>>> Tư vấn thủ tục thành lập phòng chẩn trị y học cổ truyền
2.5 Một số nội dung quan trọng về nhân sự là người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của PK:
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
-
- + Là bác sỹ có giấy phép hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký.
- + Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng về chuyên khoa đó.
- Ngoài ra, riêng đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- + Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng;
- + Phòng khám, điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sỹ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp y học cổ truyền;
- + Phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sỹ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS;
- + Phòng khám dinh dưỡng: Là bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng;
- + Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ;
- + Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sỹ chuyên khoa nam học hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học.
- – Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy phép hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
Trên đây là bài viết tóm tắt các điều kiện để xin giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa, Luật Tiền Phong Xin tư vấn chi tiết để các bạn tham khảo, nếu các bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ xin giấy phép phòng khám chuyên khoa trọn gói vui lòng kết nối Điện thoại tư vấn: 091 6162 618 và 098 195 3382 của chúng tôi để đăng ký nhé.
==========================
Công ty Luật TNHH Tiền Phong
Điện thoại tư vấn: 091.6162.618 và 097.8972.587
Email: Contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.