Mở phòng khám có bắt buộc phải thành lập pháp nhân không?

(Luật Tiền Phong) – Mở phòng khám có bắt buộc phải thành lập pháp nhân là câu hỏi được nhiều người quan tâm, vì nhiều người đã nhầm lẫn như lĩnh vực giáo dục, mở 1 trường mầm non không nhất thiết phải đăng ký kinh doanh.

Mời các bạn theo dõi bài viết chuyên ngành của chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Hiện nay, nhu cầu về dịch vụ mở phòng khám tư nhân với chất lượng cao, tiết kiệm thời gian và mang đến trải nghiệm tốt hơn thay vì đến các bệnh viện công lập đang ngày càng phổ biến. Nhiều khách hàng đã tìm đến Luật Tiền Phong để tư vấn về dịch vụ này, không ít khách hàng băn khoăn rằng khi mở phòng khám có bắt buộc phải thành lập pháp nhân không? Luật Tiền Phong xin gửi tới Quý khách hàng ý kiến tư vấn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Mở phòng khám có bắt buộc phải thành lập pháp nhân không
Mở phòng khám có bắt buộc phải thành lập pháp nhân không

Việc mở phòng khám là việc thực hiện các dịch vụ khám, chữa bệnh được cấp Giấy phép bởi Bộ Y tế. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động kinh doanh và phải chịu sự quản lý của Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Do đó bạn phải thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể theo quy định pháp luật. Pháp luật quy định phòng khám có thể do công ty hoặc do hộ kinh doanh thành lập tùy thuộc vào nhu cầu, vào quy mô và điều kiện của cá nhân, tổ chức.

Luật Tiền Phong gửi tới Quý khách hàng sự khác nhau giữa việc thành lập hộ kinh doanh và công ty để mở phòng khám để Quý khách hàng cân nhắc, lựa chọn.

Tiêu chí Phòng khám của Công ty Phòng khám của Hộ kinh doanh
Thủ tục thành lập Phức tạp Đơn giản
Tính pháp nhân Có giấy đăng ký kinh doanh và dấu tròn giúp tạo độ tin tưởng cao hơn. Chỉ có giấy đăng ký kinh doanh
Quy mô kinh doanh Quy mô kinh doanh lớn, dễ dàng mở rộng hoạt động kinh doanh, mở thêm các phòng khám khác Quy mô kinh doanh nhỏ, nên dễ gặp khó khăn trong việc mở rộng kinh doanh
Người đại diện theo pháp luật Có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật Chỉ có một người đại diện là chủ hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải là người phụ trách chuyên môn kỹ thuật của phòng khám (có chứng chỉ hành nghề)
Phạm vi trách nhiệm Trách nhiệm được phân chia cho các thành viên góp vốn trong công ty Chủ hộ chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ, rủi ro,… phát sinh
Kê khai thuế Thủ tục kê khai, báo cáo thuế phức tạp;

Phải đóng 4 loại thuế: thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng;

Được khấu trừ thuế khi xuất hóa đơn

Thủ tục kê khai thuế đơn giản, không phải báo cáo thuế hàng năm;

Phải đóng 3 loại thuế: thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng;

Mức phí môn bài thấp

Thay đổi thông tin (người đứng đầu, địa chỉ,…) Dễ dàng thay đổi thông tin công ty mà không cần đóng cửa, hạ biển Đối với từng trường hợp, ví dụ thay đổi người đứng đầu thì phải đóng cửa, hạ biển hộ kinh doanh, thay đổi thông tin phòng khám

 

Bài tổng hợp này dựa trên kinh nghiệm làm thực tế của chúng tôi, hi vọng mang lại những thông tin để các bạn quan tâm có cơ sở cân nhắc lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi muốn mở phòng khám.

Tuy hiểu vậy nhưng làm trên thực tế sẽ còn có rất nhiều quy định không đơn giản và không dễ để áp dụng. Nếu có câu hỏi nào, các bạn vui lòng liên hệ với LS để được t vấn nhé.

=============================

CÔNG TY LUẬT TIỀN PHONG.

Hotline: 091 616 2618/  097 8972 587 

Email: contact@luattienphong.vn.

Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *