(Luật Tiền Phong) – Gần đây có nhiều khách hàng gọi điện đến Luật Tiền Phong để yêu cầu tư vấn về thủ tục chuyển nhượng nhóm trẻ, trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tư thục. Luật Tiền Phong xin chia sẻ quy định mới nhất của pháp luật về vấn đề này trong bài viết sau:
Pháp luật hiện nay không có quy định về việc chuyển nhượng cơ sở giáo dục phổ thông tư thục, nhưng pháp luật cũng không cấm các chủ thể chuyển nhượng cho nhau cơ sở giáo dục phổ thông đó. Các quy định hiện hành chỉ ghi nhận hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các cơ sở giáo dục phổ thông chứ chưa ghi nhận việc chuyển nhượng. Do đó các bên không được thực hiện việc chuyển nhượng cơ sở giáo dục phổ thông tư thục, nếu có nhu cầu chuyển nhượng thì các bên chỉ có thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng về cơ sở vật chất, tài sản trong lớp học sang cho người khác còn về tư cách pháp lý của lớp học thì không thể chuyển nhượng được. Trường hợp này bên bán phải thực hiện thủ tục giải thể và người mua sẽ thực hiện thủ tục đăng ký thành lập mới dựa trên những tài liệu, hồ sơ mà bên bán cung cấp.
1. Thực hiện thủ tục chuyển nhượng tài sản trong lớp học
– Đối với những tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu như đồ dùng trong lớp học, đồ chơi cho trẻ em…thì các bên chỉ cần làm hợp đồng chuyển nhượng và biên bản bàn giao tài sản.
– Đối với lớp học hoặc phòng học mà thuộc quyền sở hữu của bên bán thì hai bên sẽ thực hiện thủ tục sang tên, chuyển nhượng cho bên mua hoăc làm hợp đồng cho bên mua thuê cơ sở để thực hiện hoạt động giảng dạy sau này.
Nếu chuyển nhượng thì phải đảm bảo người bán phải có Giấy chứng nhận quyền đất và các tài sản khác gắn liền với đất và phải có thời hạn sử dụng nếu là đất được nhà nước giao hoặc cho thuê có thời hạn. Hai bên phải lập hợp đồng chuyển nhượng và thực hiện thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Nếu cho thuê thì hai bên chỉ phải lập hợp đồng thuê có chữ của hai bên là được, phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Văn phòng công chứng.
2. Thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động tại cơ sở giáo dục phổ thông cũ
Chủ sở hữu cơ sở giáo dục phổ thông tư thục chuẩn bị bộ hồ sơ chấm dứt hoạt động đầy đủ theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập thì sẽ có thẩm quyền giải thể cơ sở giáo dục phổ thông tư thục đó.
3. Thực hiện thủ tục thành lập mới đối với người mua
Hồ sơ thành lập:
Đối với mỗi cơ sở giáo dục phổ thông tư thục (trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học co sở, trường trung học phổ thông) có một bộ hồ sơ khác nhau, bên mua muốn thành lập theo loại hình nào sẽ chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ theo loại hình đó.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Thực hiện thủ tục cấp phép hoạt động cho cơ sở giáo dục phổ thông tư thục
Khi đã có Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ sở hữu cơ sở giáo dục mầm non chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ để thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động giáo dục.
Cũng tương tự như hồ sơ xin Quyết định thành lập đối với mỗi cơ sở khác nhau thì bộ hồ sơ xin phép hoạt động giáo dục cũng khác nhau và cơ quan có thẩm quyền cũng khác nhau.
Trên đây là tất cả nội dung mà Luật Tiền Phong muốn tư vấn cho các bạn về thủ tục chuyển nhượng các cơ sở giáo dục phổ thông, nếu các bạn còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc gì hãy gọi đến cho chúng tôi qua số hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386 để được các Chuyên viên tư vấn trực tiếp.
====================
BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG
Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tầng 25B1, tòa nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.
Luật sư Khúc Thị Quyên là Luật sư cao cấp của LTP, có điểm thi kết quả tập sự nghề Luật sư đứng thứ 2 toàn quốc. LS Quyên được đánh giá cao ở sự thông minh, nhiệt tình và trách nhiệm.