• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Tư vấn về vốn điều lệ và vốn pháp định của doanh nghiệp

Luật Tiền Phong – Vốn điều lệ và vốn pháp định là hai khái niệm được đề cập đến rất nhiều trong pháp luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn còn bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Trong bài viết sau đây, Luật Tiền Phong sẽ tư vấn cho Quý doanh nghiệp về vốn điều lệ và vốn pháp định theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tư vấn về vốn điều lệ và vốn pháp định của doanh nghiệp

Tư vấn về vốn điều lệ và vốn pháp định của doanh nghiệp

  1. 1. Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ được Luật doanh nghiệp 2014 định nghĩa là tống giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Như vậy, vốn điều lệ chỉ được đặt ra đối với một số loại hình doanh nghiệp nhất định, bao gồm: Công ty hợp danh, công ty TNHH (một thành viên và hai thành viên trở lên) và công ty cổ phần. Pháp luật không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu và tối đa trừ các ngành nghề có yêu cầu về vốn pháp định. Các thành viên của doanh nghiệp phải góp vốn trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp.

  1. 2. Khái niệm về vốn pháp định

Luật doanh nghiệp 2014 không có quy định cụ thể về vốn pháp định. Xét về bản chất, vốn điều lệ và vốn pháp định đều là vốn góp trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn pháp định có thể được hiểu là mức vốn tối thiểu doanh nghiệp phải sở hữu theo yêu cầu của một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hiện nay, mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác nhau, cụ thể:

– Ngân hàng: Vốn pháp định từ 3000-5000 tỷ đồng, trừ trường hợp Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài cần vốn pháp định là 15 triệu USD và Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cần vốn pháp định là 0,1 tỷ VNĐ;

– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Từ 150-500 tỷ đồng tùy trường hợp;

– Kinh doanh bất động sản: 6 tỷ đồng;

– Dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng;

– Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng;

– Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng;

– Sản xuất phim: 1 tỷ đồng;

– Kinh doanh vận chuyển hàng không: Trường hợp vận chuyển hàng không quốc tê cần vốn điều lệ từ 500 – 1000 tỷ đồng; Trường hợp vận chuyển hàng không nội địa cần vốn điều lệ từ 200 – 500 tỷ đồng;

– Doanh nghiệp cảng hàng không: Trường hợp kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế cần vốn điều lệ là 100 tỷ; trường hợp kinh doanh tại cảng hàng không nội địa cần vốn điều lệ là 30 tỷ đồng;

– Kinh doanh hàng không chung: 50 tỷ đồng;

– Dịch vụ kiểm toán: 5 tỷ đồng;

– Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất: Từ 5-300 tỷ đồng;

– Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất: Từ 20-500 tỷ đồng;

– Thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động mặt đất: 30 tỷ đồng.

Vôn pháp định phải được chứng minh bằng các văn bản, tài liệu theo quy định pháp luật như Giấy phép của ngân hàng nhà nước; văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng thương mại nếu góp vốn bằng tiền hoặc chứng thư của tổ chức định giá ở Việt Nam nếu góp vốn bằng tài sản.

Mọi thắc mắc về mọi vấn đề trong lĩnh vực doanh nghiệp của Luật Tiền Phong, vui lòng gửi về hòm thư contact@luattienphong.vn hoặc liên hệ Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386