Muốn ghi chú ly hôn thì làm như thế nào?

Muốn ghi chú ly hôn thì làm như thế nào?

Luật Tiền Phong – Công dân Việt Nam nếu đã ly hôn hay hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn/ hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài. Thủ tục này được gọi là ghi chú ly hôn.

Vậy ghi chú ly hôn được thực hiện như thế nào?

Hồ sơ ghi chú ly hôn gồm:

–  Tờ khai theo mẫu quy định (Mẫu ban hành kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP);
–  Bản sao giấy tờ ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.
Thủ tục được thực hiện theo trình tự:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịch và Điều 39 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch thì thủ tục thực hiện việc ghi chú ly hôn theo trình tự cụ thể như sau:
–   Cán bộ hộ tịch kiểm tra hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu việc ghi chú ly hôn không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc không thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp thì Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký, cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Với trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.

Muốn ghi chú ly hôn thì làm như thế nào?
Muốn ghi chú ly hôn thì làm như thế nào?

–    Nếu yêu cầu ghi chú ly hôn vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp về các trường hợp có đơn yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam thì Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.
Để đảm bảo hồ sơ, giấy tờ được thống nhất và việc quản lý được chặt chẽ thì với các trường hợp kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp thì sau khi ghi chú ly hôn, Phòng Tư pháp gửi thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp để ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch; nếu được đăng ký tại cơ quan đại diện thì gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

–   Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký kết hôn hoặc ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn trước đây thực hiện ghi chú ly hôn;
+  Trường hợp việc kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây thực hiện tại Sở Tư pháp thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện.
+  Trường hợp việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên thực hiện.
+  Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh của công dân Việt Nam thực hiện.
–   Công dân Việt Nam từ nước ngoài về thường trú tại Việt Nam có yêu cầu ghi chú ly hôn mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam thường trú thực hiện.
–   Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu ghi chú ly hôn để kết hôn mới mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận hồ sơ kết hôn mới thực hiện.
Trong quá trình thực hiện thủ tục, nếu gặp bất cứ khó khăn gì, hãy liên hệ với Luật Tiền Phong để được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ tư vấn cũng như hỗ trợ tận tình các quy định và cách thức thực hiện trên thực tế để hoàn thành thủ tục của bạn. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ 091 616 2618/ 0976 714 386!

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *