(Luật Tiền Phong) – Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hình thức kinh doanh thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ hoạt động kinh doanh của mình và của mạng lưới do mình xây dựng. Không ít đơn vị còn loay hoay trong việc xây dựng hồ sơ xin cấp phép. Bài viết sau đây Luật Tiền Phong sẽ hướng dẫn xây dựng tài liệu chương trình đào tạo của bộ hồ sơ xin cấp phép kinh doanh đa cấp.
Đa cấp hiện nay tuy không hẳn mới mẻ ở Việt Nam nhưng không phải mọi người đều hiểu đúng về đa cấp, ngay cả những người tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp cũng không hẳn hiểu hết các quy định pháp luật về đa cấp. Chính vì vậy việc đào tạo, cập nhật thông tin, kiến thức cho những người tham gia bán hàng đa cấp của mình là một trong những việc quan trọng và bắt buộc đối với doanh nghiệp triển khai mô hình kinh doanh đa cấp.
Vậy chương trình đào tạo mà doanh nghiệp cần xây dựng cần đảm bảo những nội dung gì?
Chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo tự ban hành nhưng phải đảm bảo:
– Về thời lượng đào tạo: tối thiểu 04 buổi (tương ứng 02 ngày);
– Về nội dung đào tạo: cần đảm bảo các nội dung như sau:
1. PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP
1.1. Tổng quan về bán hàng đa cấp
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của bán hàng đa cấp
1.1.2. Thực trạng bán hàng đa cấp ở Việt Nam và trên thế giới
1.2. Pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
1.2.1. Các văn bản điều chỉnh
1.2.2. Cơ quan quản lý
1.2.3. Điều kiện kinh doanh theo phương thức đa cấp
1.2.4. Các hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp
1.2.4.1. Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp
1.2.4.2. Cấm người tham gia bán hàng đa cấp
1.2.5. Một số thủ tục hành chính trong hoạt động bán hàng đa cấp
1.2.5.1. Cấp, sửa đổi bổ sung, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký bán hàng đa cấp
1.2.5.2. Thông báo hoạt động
1.2.5.3. Tạm ngừng/tiếp tục hoạt động bán hàng đa cấp, chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp
1.2.5.4. Thông báo tổ chức Hội nghị, hội thảo, đào tạo
1.2.5.5. Báo cáo định kỳ
1.2.5.6. Cấp xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
1.2.6. Hoạt động đào tạo trong bán hàng đa cấp
12.6.1. Đào tạo Đào tạo viên
1.2.6.2. Đào tạo Người tham gia
1.2.7. Trách nhiệm của doanh nghiệp và người tham gia trong hoạt động bán hàng đa cấp
1.2.7.1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp
1.2.7.2. Người tham gia bán hàng đa cấp
1.2.8. Các vấn đề liên quan khác
2. QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP BÁN HÀNG ĐA CẤP
2.1. Quy tắc ứng xử đối với người tiêu dùng
2.2. Quy tắc ứng xử giữa doanh nghiệp và người tham gia
2.3. Quy tắc ứng xử giữa các doanh nghiệp với nhau
3. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
4. PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO
4.1. Tổng quan về quảng cáo
4.1.1. Các khái niệm cơ bản
4.1.2. Văn bản pháp luật điều chỉnh
4.2. Các vấn đề về quảng cáo cần lưu ý trong hoạt động bán hàng đa cấp
4.2.1. Hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo
4.2.2. Điều kiện quảng cáo
4.2.3. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong hoạt động quảng cáo
4.3. Các vấn đề khác liên quan.
Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký bán hàng đa cấp của Bộ Công thương, Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng là cơ quan chuyên môn của Bộ sẽ kiểm tra, thẩm duyệt hồ sơ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chứng minh đảm bảo các điều kiện về: tài chính, cơ sở hạ tầng vật chất, hệ thống nhân sự cũng như hệ thống thông tin điện tử,… để đảm bảo hoạt động. Cụ thể về các điều kiện này, quý khách hàng có thể tham khảo bài viết Thủ tục cấp giấy phép bán hàng đa cấp của chúng tôi.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
>>> Quy định về đào tạo viên trong bán hàng đa cấp
>>> Quy định về mua bán hàng hóa trong bán hàng đa cấp
Trên đây là tư vấn của Luật Tiền Phong về nội dung Chương trình đào tạo của doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Mọi băn khoăn xin vui lòng liên hệ hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386 để được hỗ trợ.
============================
CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG
Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội