• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Người đang chấp hành hình phạt tù

KHÁCH HÀNG HỎI:

Hiện tại, tôi muốn khởi kiện một người để đòi tài sản nhưng người đó đang phải chấp hành hình phạt tù. Vậy tôi có được khởi kiện người đó không và giải quyết như thế nào?

Người đang chấp hành hình phạt tù

Người đang chấp hành hình phạt tù

LUẬT TIỀN PHONG TRẢ LỜI:

Luật Tiền Phong cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Ban biên tập của chúng tôi. Về vấn đề bạn hỏi, Luật Tiền Phong xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, về quyền và nghĩa vụ của người đang chấp hành án phạt tù:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2010, người chấp hành án là người bị kết tội và phải chịu hình phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. Bên cạnh hình phạt chính, người chấp hành án có thể phải chấp hành thêm một số hình phạt bổ sung được quy định ngay trong bản án hình sự có hiệu lực như: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một số công việc nhất định… Bên cạnh đó, mới chỉ có những quy định cụ thể về hạn chế quyền bầu cử, ứng cử của người đang chấp hành hình phạt tù. Theo Điều 30 Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND thì người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo thuộc trường hợp bị tước quyền bầu cử. Như vậy ngoài hình phạt chính và hình phạt bổ sung được quy định tại bản án đã có hiệu lực pháp luật thì hầu hết các quyền và nghĩa vụ khác của người chấp hành hình phạt tù không bị ảnh hưởng trong đó bao gồm cả quyền, nghĩa vụ dân sự. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc, các quyền của công dân được quy định tại Hiến pháp năm 2013 (Chương II Hiến pháp 2013).

Trích khoản 1 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2010:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Người chấp hành án là người bị kết tội và phải chịu hình phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp luật….

Trích Điều 30 Luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND:

“Điều 30. Những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri

  1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.”

Thứ hai, về năng lực hành vi tố tụng dân sự của người đang chấp hành án phạt tù:

Theo Khoản 1 Điều 68 Luật Tố tụng dân sự 2015 thì trong vụ án dân sự, đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Các đương sự có năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật. Căn cứ khoản 1 và 2 Điều 69 Luật Tố tụng dân sự 2015 thì năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định và năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự. Luật Tố tụng dân sự 2015 cũng không có quy định cụ thể về hạn chế năng lực hành vi tố tụng dân sự của người đang chấp hành hình phạt tù.

Do đó, người đang chấp hành hình phạt tù vẫn là đương sự trong vụ án dân sự và có năng lực hành vi tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật.

Trích khoản 2 Điều 68 Luật Tố tụng dân sự 2015:

Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự

  1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trích khoản 1 và 2 Điều 69 Luật Tố tụng dân sự 2015:

Điều 69. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự

  1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.”

Thứ ba, về thẩm quyền giải quyết vụ án mà đương sự đang chấp hành hình phạt tù:

Theo quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự thì không có quy định nào hạn chế thẩm quyền giải quyết các tranh chấp vì lý do đương sự đang chấp hành hình phạt tù. Tòa án có thể tiến hành thu thập chứng cứ rồi xét xử vắng mặt theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn vẫn được khởi kiện người đang chấp hành án phạt tù. Bạn cần gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền. Tòa án sẽ thu thập chứng cứ và xét xử theo các quy định của pháp luật tố tụng.

Để nhận được tư vấn của Luật Tiền Phong về vấn đề nêu trên và các vấn đề khác trong lĩnh vực dân sự, vui lòng liên hệ Đường dây nóng: 091 616 2618/ 0976 714 386

Luật sư Tiền Phong

Luật sư Tiền Phong

 

 

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386